SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Tiêm vắc xin Covid-19 tăng cường mũi 3 có tác dụng phụ hay không?

08:37, 18/11/2021
(SHTT) - Cho đến nay, chưa ghi nhận có tác dụng phụ lâu dài nào liên quan đến vắc xin Covid-19 đã được phát hiện. Các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm đã xảy ra, nhưng rất hiếm.
tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành tiêm mũi vắc xin thứ 3 đại trà cho dân. WHO cũng khuyến nghị những người bị suy giảm hệ miễn dịch nên được tiêm vắc xin phòng Covid-19 bổ sung.

Theo Reuters, lý do được các chuyên gia đưa ra là vì cơ thể những đối tượng này ít có khả năng sản sinh đầy đủ kháng thể nếu chỉ được tiêm 2 liều vắc xin phòng Covid-19, và vẫn có nguy cơ cao mắc Covid-19 thể nặng.

Hiện vắc xin Pfizer đang được nhiều nước phê duyệt là liều tăng cường sau mũi tiêm thứ 2. Liều thứ 3 có cùng công thức và độ mạnh với 2 liều trước đó.

Dữ liệu thu thập được cho đến thời điểm này ghi nhận các tác dụng phụ của liều vắc xin Covid-19 tăng cường của Pfizer giống với các triệu chứng mà một số người gặp phải sau mũi 1, thậm chí có thể nhẹ hơn.

Đau tại chỗ tiêm là phản ứng phổ biến nhất (83%) sau khi tiêm liều tăng cường, theo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng mà Pfizer đệ trình lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

Kế tiếp là mệt mỏi (63,7%) và đau đầu (48,4%), hầu hết ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Các phản ứng khác gồm đau cơ, khớp, ớn lạnh, tiêu chảy, nôn mửa và sốt. Theo thử nghiệm của Pfizer, so với nhóm từ 18 đến 55 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên ít gặp phải các triệu chứng mệt mỏi hoặc giống như cúm sau khi tiêm liều thứ 3.

Bà Melanie Swift, Nhóm Phân phối vắc xin Covid-19 của Mayo Clinic cho biết, hầu hết các tác dụng phụ không phải là kết quả trực tiếp của vắc xin Covid-19 mà là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang phản ứng với vắc xin. Có nghĩa là, phản ứng miễn dịch của bạn càng mạnh thì bạn càng có nhiều tác dụng phụ.

Theo FDA, không có trường hợp nào bị viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, sốc phản vệ trong số 300 người tham gia thử nghiệm.

Tuy nhiên, một triệu chứng mà FDA lưu ý là các hạch bạch huyết bị sưng ở dưới cánh tay phổ biến hơn sau khi tiêm liều tăng cường so với 2 mũi đầu.

tm-img-alt

Bác sĩ giải thích lợi ích của việc tiêm liều vắc xin bổ sung cho một phụ nữ tại phòng khám ở thành phố Rahat, Israel ngày 17/8. Ảnh: AFP 

Ngoài ra, dữ liệu thực tế từ chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 tăng cường của Israel cũng cho thấy, các tác dụng phụ đã "thấp hơn đáng kể" sau liều thứ ba của Pfizer so với sau 2 liều đầu.

Robert Weber, Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio, đã tiêm liều thứ ba của vắc xin Pfizer và Moderna cho người bị suy giảm miễn dịch. Theo đó, nhiều người không có tác dụng phụ hoặc mức độ nhẹ tới trung bình, chủ yếu đau tại chỗ tiêm và mệt nhẹ.

Tác dụng phụ nhẹ có thể do khoảng cách giữa mũi thứ 2 và thứ 3 lên tới 6 tháng.

Theo các chuyên gia, cho dù các triệu chứng sau khi tiêm liều tăng cường giống hay nhẹ hơn với các lần tiêm trước đó, điều quan trọng mọi người cần biết là các tác dụng phụ không có gì đáng lo ngại, chỉ là tạm thời.

Cho đến nay, chưa ghi nhận có tác dụng phụ lâu dài nào liên quan đến vắc xin Covid-19 đã được phát hiện. Các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm đã xảy ra, nhưng rất hiếm.

TH

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Một nghiên cứu mới từ Turnitin, nhà phát triển nền tảng chống đạo văn hàng đầu, đã khám phá xu hướng mới trong việc viết bài của sinh viên trên toàn cầu, từ đó mở ra cuộc thảo luận về vai trò của AI trong giáo dục hiện đại.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Hãng xe Mercedes-Benz vừa phát đi thông tin triệu hồi dòng xe E-Class vì lỗi bơm nhiên liệu tại Việt Nam.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vắc-xin chlamydia, sau những thử nghiệm ban đầu, đã mang lại những kết quả đầy hứa hẹn, mở ra triển vọng mới trong việc kiểm soát sự lây lan của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Với sự hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà nghiên cứu đã huấn luyện một thuật toán học máy để nhận biết các tín hiệu điện tương ứng 16 cử chỉ tay thường được thợ lặn sử dụng dưới nước, bao gồm cử chỉ từ ngón trỏ đến ngón cái để ra dấu "OK".