SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Thương mại điện tử “lên ngôi” giữa đại dịch Covid-19

12:38, 11/09/2020
Dịch bệnh COVID-19 lan mạnh trên thế giới khiến không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng các tiểu thương “điêu đứng”. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội thay đổi thói quen mua sắm thúc đẩy thương mại điện tử.

Tăng trưởng ấn tượng

Trái với dự đoán của nhiều người, khi dịch Covid-19 tạm lắng xuống, nhịp sống trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) vẫn vô cùng nhộn nhịp với những lễ hội mua sắm.

Trước Covid-19, Amazon ước tính đạt doanh thu ròng 81,2 tỷ USD trong quý II/2020. Song thực tế, con số mà gã khổng lồ này đạt được là 88,9 tỷ USD, đánh dấu mức tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng so với cùng kỳ đặc biệt ấn tượng, nhất là ở ngành hàng tạp hóa, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, sau khi Amazon tăng công suất hàng tạp hóa lên 160% trong bối cảnh đại dịch.

Thương mại điện vẫn tăng trưởng ấn tượng giữa đại dịch.

Ở Anh, 35% giao dịch mua hàng trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội được thực hiện qua Amazon, với 1/5 số người trả lời khảo sát cho biết họ có ý định tiếp tục mua hàng từ Amazon sau đại dịch.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng chú ý của các sàn TMĐT.

Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Người tiêu dùng ưa thích mua sắm trực tuyến hơn, đồng thời hạn chế việc dùng các sản phẩm không đảm bảo nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong giai đoạn cao điểm của dịch từ tháng 2 đến tháng 4, đây là kênh duy nhất để tiếp cận tới một số hàng hoá và dịch vụ.

VECOM đã khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp TMĐT và cho biết các doanh nghiệp vẫn tăng trưởng 14% so với cùng kỳ 2019 trong giai đoạn cao điểm của dịch là từ tháng 2 đến tháng 4. VECOM đánh giá đây là con số rất ấn tượng trong bối cảnh khủng hoảng chung và nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác phải đóng cửa, giải thể hay phá sản.

Mảng đất mùa mỡ cho nhiều doanh nghiệp

Theo đánh giá, không chỉ trong lúc dịch Covid-19, TMĐT sẽ còn phát triển nhanh và mạnh hơn nữa ở Việt Nam. Với thị trường hơn 90 triệu dân, khoảng 700.000 cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi ở các kênh mua sắm truyền thống, Việt Nam được đánh giá là mảnh đất giàu tiềm năng để phát triển TMĐT.

VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 30%, khi đó quy mô thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt con số 15 tỷ USD.
Một khảo sát mới đây của Nielsen Việt Nam cho thấy 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn. Trong đó, 35% số người được khảo sát dành nhiều thời gian hơn xem nội dung trực tuyến, 25% tăng các hoạt động mua sắm trực tuyến.

“Có thể nói, nhìn ở góc độ tích cực, đại dịch Covid-19 như một cú hích lớn, đã làm thay đổi đáng kể thói quen mua sắm, tiêu dùng của người Việt, mà nổi bật trong số đó là mua sắm thực phẩm tươi sống trên nền tảng thương mại điện tử”, Nielsen đánh giá.

Hoài Thu (TH)/Sở hữu Trí tuệ

Tin khác

Tin Tổng hợp 5 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.