SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Thương hiệu “Vietracimex” và những vệt đen khó rửa

06:18, 07/01/2019
(SHTT) - Tuy được xem là thương hiệu có có máu mặt trong lĩnh vực bất động sản với số vốn đăng ký lên hơn 5.000 tỷ đồng, sở hữu một loạt dự án đất vàng từ Bắc tới Nam, nhưng Thương hiệu “Vietracimex” cũng tạo nên những vệt đen khó rửa bên cạnh những nét hào nhoáng của mình.

Sai phạm trong cổ phần hóa

Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng (Vietracimex) là một tập đoàn kinh tế đa ngành, hoạt động trong các lĩnh vực Bất động sản; Sản xuất công nghiệp; Năng lượng và các ngành Dịch vụ khác. Được biết, người đại diện theo pháp luật của Vietracimex là ông Võ Nhật Thăng - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Tổng công ty. 

Victracimex vốn là một tổng công ty thương mại của Bộ Giao thông - Vận tải, đã được cổ phần hóa theo Quyết định số 217/2004/QĐ-TTg ngày 31/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

Tháng 11/2005, Bộ Giao thông - Vận tải đã cử ông Võ Nhật Thăng làm người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty. Với việc nắm trong tay quyền biểu quyết hơn 74%, lẽ dĩ nhiên, ông Thăng được Đại hội cổ đông lần đầu (2/12/2005) được bầu làm thành viên HĐQT, sau đó được giao giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đây có thể coi là điểm khởi đầu cho quá trình cổ phần hóa Vietracimex. Sau 12 năm cổ phần hóa, Tổng CTCP thương mại xây dựng (Vietracimex) hiện có nhiều dự án, nhiều khu đất ở Hà Nội, Tp.HCM, Phú Quốc, và những dự án thủy điện, dự án giấy… quy mô nghìn tỷ. Vietracimex có 15 công ty thành viên, hoạt động ở 4 mảng: BĐS, năng lượng, sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ.

Tuy nhiên, trong quá trình cổ phần hóa của đơn vị này đã diễn ra nhiều sai phạm nghiêm trọng.

Theo Kết luận thanh tra số 111/TB-TTCP ngày 20/1/2016 của Thanh tra Chính phủ, cho thấy có nhiều sai phạm trong quá trình cổ phần hóa phần góp của nhà nước tại Doanh nghiệp. Cụ thể là việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật trong việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường (ngày 3/6/2006).

Được biết, phải mất đúng 2 năm, Thanh tra Chính phủ mới có thể ra được kết luận cuối cùng của vụ việc này. Đến 11/4/2017 tức sau 15 tháng kể từ khi Kết luận thanh tra số 3792/KL - TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong việc cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng – Vietracimex được công bố ngày 18/12/2015 vẫn chưa được các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm.

A1

Trụ sở chính của Vietracimex tại 201 Minh Khai. Tại đây có Dự án Hinode City tại số 201 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Vietracimex làm Chủ đầu tư. Tháng 10/2018, theo Thanh tra Chính phủ, dự án Hinode City nợ tiền chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 143 tỷ đồng. Cùng với đó, việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp của dự án không đúng quy định. 

Sai phạm nghiêm trọng tại dự án Thủy điện Tả Thàng

Dự án nhà máy thủy điện Tả Thàng do Công ty Cổ phần thủy điện Vietracimex Lào Cai (Công ty con thuộc Tổng CTCP thương mại xây dựng – Vietracimex) làm chủ đầu tư. Dự án này được khởi công tháng 5/2009, hoàn thành năm 2013 và đi vào phát điện. Người dân bức xúc triền miên kêu đòi về những khuất tất trong đền bù giải phóng mặt bằng. Với những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, ngày 13/4/2018, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh Lào Cai đã quyết định thanh tra nhà máy thủy điện Tà Thàng trong vòng 45 ngày làm việc.

Sau thanh tra, nhận thấy rõ những sai phạm nghiêm trọng tại dự án, UBND tỉnh Lào Cai đã phải ra văn bản gửi đích danh một số cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh như Thanh tra tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội Vụ, Sở Công Thương, UBND huyện Sapa và Bảo Thắng, Cục thuế, Qũy bảo vệ phát triển rừng về việc thực hiện kết luận thanh tra Nhà máy thủy điện Tả Thàng.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo: Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng tham mưu đề xuất việc xử lý khắc phục thủ tục pháp lý về xây dựng của dự án thủy điện Tà Thàng. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân vi phạm để xử lý.

Ngoài những thiếu sót, vi phạm trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan chức năng trên địa bàn (Sở TNMT, UBND huyện Sa Pa, UBND huyện Bảo Thắng), Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cũng yêu cầu: Công ty CP thủy điện Vietracimex Lào Cai khẩn trương nộp số tiền 46,9 tỷ đồng nợ thuế, phí về Cục thuế, Quỹ bảo vệ phát triển rừng. Đồng thời thực hiện ngay việc nộp tiền thuê đất sau khi hoàn thiện thủ tục thuê đất.

Như vậy, sau hơn 5 năm đi vào phát điện, nhà máy này vẫn chưa thực hiện việc thuê đất, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này gây bất bình dư luận, thất thu ngân sách, lãng phí tài nguyên môi trường và dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Dẫu vậy, không biết bằng cách nào, nhà máy thủy điện này vẫn “vô tư” được phê duyệt, xây dựng và hoạt động trong hơn 9 năm qua (?!).

A2.

Dự án thủy điện Tà Thàng tồn tại nhiều sai phạm, bị truy thu thuế, phí lên tới gần 47 tỷ đồng. 

Cũng tại Dự án thủy điện Tả Thàng, ngay từ những ngày đầu khởi công đã xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (phục vụ cho việc xây dựng nhà máy) giữa chủ đầu tư là Tổng CTCP thương mại xây dựng – Vietracimex (đại diện là Công ty CP thủy điện Vietracimex Lào Cai) với 2 công ty Công ty TNHH cán thép Tam Điệp và Công ty Cổ phần xi măng Hướng Dương. Sự việc đầy khuất tất đến mức Vietracimex Lào Cai phải … “kêu cứu” công an.

Ngày 19/8/2009, Công ty cổ phần điện Vietracimex Lào Cai ký hai bản hợp đồng số 125 và 126 với Công ty cổ phần xi măng Hướng Dương và Công ty TNHH cán thép Tam Điệp mua xi măng, sắt thép để xây dựng Nhà máy thủy điện Tà Thàng (thuộc huyện Bảo Thắng, Lào Cai). Tổng giá trị hai bản hợp đồng này là trên 186 tỷ đồng (bao gồm cả tiền hàng, tiền thuế VAT và tiền cước phí vận chuyển hàng hóa đến chân công trình Nhà máy thủy điện Tà Thàng. Ngày 21/8/2009 bên mua Vietracimex Lào Cai đã chuyển toàn bộ giá trị hợp đồng với tổng số tiền hơn 186 tỷ đồng cho bên bán là Công ty cổ phần xi măng Hướng Dương và Công ty TNHH cán thép Tam Điệp, thế nhưng sau đó hai công ty này không tiếp tục giao hàng cho Vietracimex Lào Cai. Điều đáng lưu ý là ông Đặng Lê Hoa – vừa là Giám đốc Công ty cổ phần xi măng Hướng Dương nhưng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH cán thép Tam Điệp, hai đơn vị ký hợp đồng với Vietracimex Lào Cai.

Ngày 2/3/2010, Vietracimex đã có văn bản gửi Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) và Công an TP. Hà Nội đề nghị can thiệp, giúp đỡ. Phía Vietracimex cũng có đơn tố cáo ông Đặng Lê Hoa có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Vietracimex trong việc ký kết và thực hiện hai hợp đồng 125 và 126 ngày 19/8/2009 bán thép, xi măng cung cấp vật tư xây dựng nhà máy thủy điện Tà Thàng; đồng thời tố cáo ông Đặng Lê Hoa có dấu hiệu vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng hóa đơn VAT để trốn thuế với số lượng lớn.

Thời điểm đó dư luận cũng đặt câu hỏi vậy trách nhiệm giám sát của Tổng công ty ở đâu, vai trò của các cá nhân như thế nào? Tại sao khi ký hợp đồng mà đã chuyển ngay toàn bộ giá trị tiền thanh toán hợp đồng? Tại sao lại phải ký hai hợp đồng với cùng một người đại diện cho hai doanh nghiệp?  Và, đây liệu chăng là một hình thức của thất thoát vốn của Vietracimex?

Thiếu trách nhiệm với người lao động

Vào năm 2004, Vietracimex cũng đã dính một lùm xùm liên quan đến việc người lao động tố cáo hành vi lừa đảo của Trung tâm Thương mại du lịch và lao động Sao Vàng (sau đổi tên thành Công ty Xuất khẩu lao động và Du lịch Sao Vàng, thuộc Tổng Công ty Thương mại và Xây dựng- Bộ Giao thông Vận tải).

Ngày 20/12/2004, chị Dương Thị Minh Tâm (ngụ tại quận 9 - TPHCM), nguyên là tu nghiệp sinh tại Nhật Bản tố cáo Vietracimex “Tôi đã hoàn tất nghĩa vụ theo hợp đồng từ năm 2002 nhưng đến nay công ty không trả lại tiền đặt cọc và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình tôi như cam kết”. Điều trớ trêu là sau khi người lao động khởi kiện, đại diện Vietracimex lại đưa ra các khoản chi biến người lao động đang là chủ nợ thành con nợ của Vietracimex, trong đó có khoản tiền ứng của công ty này để đóng bảo hiểm y tế và xã hội (BHYTXH) cho người lao động, nhưng khi đối chiếu với cơ quan BHYTXH thì công ty này hoàn toàn vô trách nhiệm và không đóng BHYTXH cho chị Tâm. Sau sự vụ này, thì biển bản và thông tin chi nhánh của Vietracimex được “hô biến” một cách âm thầm, lặng lẽ.

A3.

Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch  10 năm vẫn bỏ hoang

Có lẽ dư luận bức xúc về sự vô trách nhiệm của Vietracimex lên đến tột cùng sau khi xảy ra vụ tai nạn sập hầm tại thủy điện Đạ Dâng khiến 12 công nhân bị mắc kẹt trong hầm. Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn thì lãnh đạo Chính phủ và các bộ Ban ngành đều có mặt để đôn đốc khắc phục sự cố, thời điểm đó Phó Thủ tướng còn phải bức xúc truy vấn “Chủ đầu tư ở đâu khi xảy ra sự cố? Thế nhưng, Vietracimex cho thấy sự vô trách nhiệm đến mức Tổng giám đốc thì bận đi công tác theo kế hoạch, còn các vị lãnh đạo khác của doanh nghiệp thì lúc này không biết đang ở đâu, mà không hề xuất hiện để chỉ đạo và đôn đốc khắc phục sự cố. Đây có lẽ là một "vết nhơ" về sự thờ ơ, vô trách nhiệm với người lao động của lãnh đạo công ty Vietracimex, chính điều này khiến cho cộng đồng cũng không mấy có thiện cảm với dàn lãnh đạo của Vietracimex cũng như thương hiệu Vietracimex. 

Đầy tranh cãi với khách hàng tại Dự án Kim Chung - Di Trạch

Dự án Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta bởi nó đã trải qua gần một thập kỷ của những tranh cãi, mất mát, nhất là những khách hàng đã “rơi” tiền vào dự án này thời điểm những năm 2010, khi đó, giá đất nền khu vực này lên tới 60-70 triệu/m2.

A4.UQ

Nhiều nhà đầu tư lo lắng về giá trị pháp lý hiện nay của hợp đồng đầu tư góp vốn được ký ủy quyền từ ông Võ Nhật Thăng - Chủ tịch Hội đồng quản trị, và những điều khoản có tính chất "tiểu xảo" của Chủ đầu tư.

Đến nay, Dự án vẫn chỉ là một đống hoang tàn với nhiều hạng mục dở dang… Tháng 10 năm 2018, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết đối với Dự án được cho là một cứu cánh để “nhúp” dự án khỏi diện bị thu hồi. Chưa biết khi nào dự án được tiếp tục được thực hiện và thực hiện ra sao, nhưng ngay từ những ngày đầu thực hiện hợp đồng, Chủ đầu tư dự án đã có đầy dẫy những vệt đen tranh cãi với “thượng đế” của mình.

Tìm hiểu được biết, theo như hợp đồng hợp tác ký kết ban đầu tại dự án, chủ đầu tư cần bàn giao mốc giới lô đất cho khách hàng, sau đó mới chuyển sang hợp đồng riêng mới về xây thô. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2011, nhiều khách hàng tá hỏa khi chưa được nhận bàn giao đất đã nhận được thông báo “huy động góp vốn bổ sung” phục vụ cho việc xây thô các khu liền kề này (10/2011). Thậm chí, không ít khách hàng khi đến thăm khu đất của mình mới ngã ngửa: “Nhà đã được xây thô xong”.

Chủ đầu tư Viettracimex (Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng ) đã gửi đến nhiều khách hàng bản Phụ lục huy động vốn bổ sung thỏa thuận hợp tác góp vốn đầu tư, trong đó có yêu cầu bảo mật về thông tin giữa hai bên.

Tại phụ lục ghi rõ: “Bên A và bên B nhất trí sẽ không tiết lộ hay tạo điều kiện cho bất kỳ bên thứ ba nào tiếp cận với các thông tin bảo mật”.

Phụ lục đưa ra bảng kê các hạng mục thi công và mô tả vật liệu xây dựng chính, tuy nhiên tất cả đều rất chung chung, không có thiết kế cũng không có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Vietracimex yêu cầu khách hàng góp vốn bổ sung theo 5 lần. Tất cả phụ lục chỉ dựa theo sự tính toán của chủ đầu tư, khách hàng không được biết và bàn bạc gì về vấn đề này.

A5.NguoidantimgapVietracimex

Những năm 2011, 2012, nhiều khách hàng của dự án Kim Chung - Di Trạch đã gắt gao yêu cầu Chủ đầu tư Vietracimex để giải trình về những khuất tất trong hợp đồng nhưng không được đáp ứng.

Đã nhiều lần, khách hàng tìm đến trụ sở Vietracimex để bàn bạc hướng giải quyết về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển sang giai đoạn xây thô, nhưng đều bị phía chủ đầu tư từ chối.

Cuối tháng 2/2011, nhiều khách hàng lại tiếp tục đến gặp chủ đầu tư, nhưng bị bảo vệ không cho vào với lý do: “Phía công ty đã đi xuống công trường”. Đề nghị của khách hàng xác nhận đã đến xin làm việc cũng không được bảo vệ chấp nhận.

Theo thông tin phản ánh trên Vietnamnet, khách hàng chỉ biết đứng chôn chân trước những cánh cửa đóng kín, ngao ngán lắc đầu trước cách hành xử của chủ đầu tư.

Một lần nữa dư luận lại đặt dấu hỏi về trách nhiệm của Vietracimex với khách hàng của mình?

Nhóm PVPL

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Ủy ban Châu Âu cho biết, cuộc điều tra đối với Alphabet được mở ra do tập đoàn này không tuân thủ Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) khi đưa ra những chỉ đạo trong Google Play và tự ưu tiên hiển thị trên Google Tìm kiếm. Ngoài ra, EU cũng tiến hành điều tra tương tự với Meta và Apple.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Cục An toàn Thông tin (Bộ TT-TT) cho biết bên cạnh các hình thức lừa đảo xuất hiện trên không gian mạng Việt Nam, gần đây đã đã xuất hiện chiến dịch lừa đảo quốc tế có khả năng ảnh hưởng tới người dùng Việt.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng dịp cao điểm quyết toán thuế, nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng hình thức giả mạo cán bộ thuế , cơ quan thuế để thực hiện hành vi chiếm đoạn tài sản.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo tham gia đầu tư tiền ảo.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...