SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Thương hiệu thanh trà 'tiến Vua' vẫn khó tìm nguồn tiêu thụ

17:46, 05/09/2022
Thanh trà tiến vua là giống bưởi đặc sản có hương vị thơm ngon, ngọt đã tồn tại và phát triển ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ lâu đời. Đây là món ăn rất được ưa thích của vua chúa triều đình xưa, được trồng chủ yếu trên đất phù sa ven các con sông, với tổng diện tích khoảng 1.000ha.

Trồng thanh trà tiến Vua cho thu nhập trăm triệu mỗi năm

Thanh trà là đặc sản nổi tiếng ở Huế đã hàng trăm năm nay. Thuở xưa, loại quả này là đặc sản tiến vua. Theo các tư liệu lịch sử, dưới thời Nguyễn, hàng năm, trái thanh trà - một đặc sản nổi tiếng của phủ Thừa Thiên, được tuyển chọn kỹ càng để dâng tiến vào cung vua. Theo Đông Y, tất cả các bộ phận từ vỏ, cùi, thịt của thanh trà đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, có thể dùng để chữa một số căn bệnh như ho, cảm, thông kinh lạc, tiêu sưng, tiêu viêm,...

Nổi tiếng nhất có lẽ là thanh trà Thủy Biều với vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng. Người dân nơi đây cho rằng có được hương vị đặc biệt đó là nhờ sự kết hợp giữa hạn hán, bão lũ và mưa dầm xứ Huế, cộng với chất đất bãi bồi và nguồn nước sông Hương mát lành. Mùa thanh trà bắt đầu từ tháng 7 âm lịch và kéo dài trong khoảng 2 tháng.

8fe193303a85ffdba694

 Quảng bá thanh trà tiến vua tại Lễ hội thanh trà Thuỷ Biều 2022

Bà Võ Thị Lệ Hà, 58 tuổi (trú phường Thủy Biều, TP Huế) cho biết: "Gia đình tôi có hơn 2500m2 diện tích trồng thanh trà, với giá bán dao động  từ 30 đến 45 ngàn đồng/kg, mỗi năm cho thu nhập từ 150 đến 250 triệu." Thanh trà là loại cây lâu năm, dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc đơn giản nên được nhiều bà con lựa chọn để canh tác.

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng thanh trà, điển hình là việc áp dụng mô hình VietGAP vào việc trồng thanh trà với hơn 40 hộ tham gia thử nghiệm. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ vật tư đầu vào, sử dụng các chế phẩm sinh học, phân chuồng để dần thay thế các loại thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, hệ thống tưới bằng béc phun vừa giảm được sức lao động, vừa mang lại hiệu quả tưới cao.

Đặc biệt, để phát triển vùng nguyên liệu cây thanh trà tiến vua đến năm 2025, UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 4/7/2019, với mục tiêu ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kĩ thuật, thâm canh cây thanh trà, thay đổi nhận thức và kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, nhằm hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ nguồn gene, bảo tồn văn hóa nhà vườn Huế, duy trì và phát triển ổn định vùng nguyên liệu loài cây này.

bc9c39f6e8432d1d7452

Quảng bá thanh trà tiến vua tại Lễ hội thanh trà Thuỷ Biều 2022 

Bà Lê Thị Lan Dung (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám Đốc HTX thanh trà Thủy Biều) cho hay hiện tại HTX Thủy Biều đang có hơn 120ha diện tích trồng thanh trà với 297 hộ liên kết, sản lượng ước tính đạt 6 tấn/ha. Mỗi năm HTX sẽ hỗ trợ bà con về quy trình, tiêu chuẩn kĩ trồng thanh trà cũng và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm cho bà con.

Bà Dung cho biết thêm thanh trà hiện vẫn chưa tìm được đầu ra cố định, bà con phải tự bán lẻ hoặc liên hệ với thương lái thu mua, nên có nhiều năm thanh trà gặp tình trạng được mùa mất giá. Riêng thanh trà Thủy Biều cũng đã được giới thiệu ở nước ngoài, nhưng để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì cần phải đảm bảo rất nhiều tiêu chí về chất lượng cao, nên hiện tại việc xuất khẩu thanh trà vẫn chưa làm được.

Hiện tại thị trường tiêu thụ thanh trà lớn nhất là ở Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Để gỡ khó trong vấn đề đầu ra, bà con đã làm thêm một số sản phẩm thủ công như: Mứt làm từ vỏ thanh trà, rượu thanh trà, mật thanh trà,... Những sản phẩm này vừa mang tính chất tận dụng, vừa giúp đa dạng hóa sản phẩm.

Tìm đầu ra cho thanh trà "tiến Vua"

Tại Hội chợ thanh trà Thủy Biều diễn ra vừa qua, ông Võ Đăng Thái - Chủ tịch UBND phường Thủy Biều, TP Huế nhận định vụ mùa năm nay, diện tích cây thanh trà trên địa bàn phát triển rất tốt, trái lên đẹp và ngon. Lễ hội thanh trà năm nay nhằm tôn vinh, quảng bá đặc sản địa phương, đồng thời kêu gọi các địa phương có trồng cây thanh trà tham gia để giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong phương pháp trồng, chăm sóc, nâng cao năng suất, giá trị cây thanh trà.

Lễ Hội thanh trà là dịp để bà con nông dân giới thiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, đồng thời cũng là dịp để địa phương tìm kiếm cơ hội ký kết với các đối tác trong việc phân phối sản phẩm quả thanh trà cũng như học hỏi kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm từ thanh trà.

3c4e99d24a678f39d676

 Du khách trải nghiệm tại lễ hội thanh trà 

Hiện nay, việc tiêu thụ thanh trà vẫn đang là một bài toán khó. Việc tiêu thụ chủ yếu đang mang tính chất tự phát, chưa mang tính đồng bộ. Do đó, cần xây dựng, phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, đặc biệt là kết nối hệ thống các siêu thị làm khâu cầu nối để tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng thị trường ngoại tỉnh theo hướng đa dạng hoá thị trường và triển khai thường xuyên, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.

Ông Trần Song - Phó chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết thành phố đang khuyến khích mô hình du lịch cộng đồng tại các vườn thanh trà. Ông kêu gọi các doanh nghiệp tổ chức tour đưa khách đến các vườn thanh trà để mua đặc sản tại vườn cũng như tìm hiểu, hòa mình vào không gian sinh thái.

Du lịch cộng đồng về vườn thanh trà Thủy Biều là mô hình được địa phương triển khai từ năm 2016. Du khách về đây có thể ngắm những vườn thanh trà xanh mát, và thưởng thức những món ẩm thực địa phương.

Đặc biệt, vào tháng Giêng âm lịch - mùa thanh trà nở, du khách có thể đắm mình dưới những vườn cây, thanh trà trĩu hoa trắng tinh khôi, ngan ngát hương…để có những phút giây thư giãn, trải nghiệm mới mẻ, hay thử hái và thưởng thức thanh trà mùa thu hoạch. Việc đưa thanh trà gắn với các tour du lịch vừa mang tính chất quảng bá, đồng thời cũng giúp bà con phát triển những dịch vụ song hành, từ đó nâng cao thu nhập.

Hơn hết, nhiệm vụ trước mắt chính là việc tìm đầu ra ổn định cho thanh trà. Đây là yếu tố cốt lõi để giúp bà con phát triển từ loại cây quý này. Thanh trà là sản phẩm được nhà nước công nhận nhãn hiệu năm 2007, được xác lập Kỷ lục Quốc gia, được công nhận vào top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam vào năm 2016 theo bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam.

Phan Hòa

Tin khác

Kinh tế 17 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Kinh tế 2 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.