SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Thương hiệu - Nhãn hiệu khác nhau ở điểm nào?

06:35, 25/04/2017
Thương hiệu và nhãn hiệu hai cái tên không còn xa lạ đối với mỗi công ty hay doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được sự khác nhau giữa 2 danh từ này. Dưới đây là cái nhìn tổng quát về thương hiệu và nhãn hiệu, tránh tình trạng nhầm lẫn.

Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Đây cũng được coi là một tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện, sản xuất và là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ. Để được luật pháp bảo hộ về nhãn hiệu thì các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét.

thuong hieu nhan hieu khac nhau o diem nao

 Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Trong khi đó, thương hiệu có thể hiểu đơn giản là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu:

Thứ nhất, nếu chỉ xét theo nghĩa đơn thuần vật chất tức là chỉ dựa vào tê gọi thì nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa rất khó phân biệt. Tuy nhiên vẫn tìm ra điểm khác nhau vì khi nói đến thương hiệu người ta sẽ nhắc đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu và điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa.

Thứ hai, thuật ngữ nhãn hiệu và thương hiệu là được sử dụng trong ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong quy định của pháp luật Việt Nam nhưng ở trong góc độ quản trị doanh nghiệp hay marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu.

Thứ ba, cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu ở các khía cạnh sau:

Nói đến thương hiệu không chỉ nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng hàng hóa trong tâm trí của người tiêu dùng. Vì thế có thể nói thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu là phần xác.

Nhãn hiệu được tạo đôi khi trong thời gian ngắn nhưng để xây dựng một thương hiệu thì mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Thương hiệu hàng hóa có thể tồn tại mãi với thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định.

Nhãn hiệu hàng hóa được cơ quan nhà nước công nhận bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

Theo luatgiaphat

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật Nhãn hiệu mới của Trung Quốc cho thấy cam kết của quốc gia này trong việc chống lại việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã quyết định bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài” (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Chả cá Thanh Khê lâu nay luôn được biết đến như một món ngon không thể bỏ qua đối với du khách khi tới thăm Đà Nẵng. Nhằm phát huy những giá trị thương mại của món ăn đặc sản này, hiện chính quyền địa phương đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho làng nghề và sản phẩm chả cá Thanh Khê.