SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Thuốc Molnupiravir của Mỹ liệu có hiệu quả với mọi biến thể Covid-19 không?

14:07, 01/10/2021
(SHTT) - Kết quả một số nghiên cứu mới cho thấy, thuốc kháng virus Molnupiravir (đang được thử nghiệm) có thể có hiệu quả với tất cả biến thể của virus SARS CoV-2 được biết tới hiện nay.
tm-img-alt

Ngày 30-9, Hãng tin Reuters dẫn lại một số nghiên cứu mới về Covid-19. Nổi bật là nghiên cứu về thuốc kháng virus Molnupiravir, "sự thay đổi số phận tế bào", và vai trò quan trọng của một số gene.

Molnupiravir có thể có hiệu quả với bất cứ biến thể nào

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Molnupiravir - một loại thuốc kháng virus SARS-CoV-2 dạng uống đang thử nghiệm của hãng Merck & Co - có thể có hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm bất cứ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta có mức độ lây nhiễm cao.

Kết quả này được các nhà nghiên cứu trình bày tại hội nghị thường niên trực tuyến IDWeek 2021 của các tổ chức bệnh truyền nhiễm vào ngày 29-9.

Molnupiravir không tấn công protein gai của virus - thứ mà các loại vắc xin ngừa Covid-19 hiện nay đều nhắm tới. Thay vào đó, thuốc này tấn công một enzyme mà virus sử dụng để tự sao chép mình.

Thuốc được thiết kế để đưa lỗi vào mã gene của virus. Các dữ liệu cho thấy thuốc hiệu quả nhất khi bệnh nhân uống vào giai đoạn mới nhiễm.

Công ty Merck & Co đang tiến hành 2 cuộc thử nghiệm lớn giai đoạn cuối, một là khả năng điều trị Covid-19 và hai là khả năng giúp phòng tránh bệnh của loại thuốc này.

Một số gene nhất định có thể bảo vệ người mắc Covid-19

Trong khi đó, một nghiên cứu của Đại học Sao Paulo (Brazil), công bố trên tạp chí Frontiers in Immunology hôm 28-9, tập trung vào các cặp vợ chồng đều phơi nhiễm với Covid-19, nhưng chỉ có một người nhiễm bệnh. Nghiên cứu này giúp làm rõ tại sao một số người có khả năng chống chọi tự nhiên với virus SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các trường hợp như vậy rất hiếm. Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu của 86 cặp vợ chồng được chọn để phân tích chi tiết.

Kết quả cho thấy những người chống chọi tốt với virus thường có các gene góp phần kích hoạt hiệu quả hơn các tế bào tiêu diệt tự nhiên (gọi là tế bào NK), vốn là một phần của phản ứng ban đầu của hệ miễn dịch với mầm bệnh.

Khi các tế bào NK được kích hoạt đúng, chúng có thể nhận biết và phá hủy các tế bào bị nhiễm virus, ngăn chặn bệnh phát triển.

Các phát hiện nói trên vẫn chưa được giới chuyên môn chứng thực và cần thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định. Tuy nhiên, đây là những phát hiện mới đáng quan tâm và theo dõi.

 TH

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.