SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 11/06/2025
  • Click để copy

Thuốc có hàm lượng thấp hơn so với quảng cáo có được gọi là thuốc giả?

09:20, 18/05/2025
(SHTT) - Theo Bộ Công an, các sản phẩm thuốc sản xuất ra có hàm lượng thấp, không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành có thể bị coi là thuốc giả.

Trả lời câu hỏi của công dân "Thuốc có hàm lượng thấp hơn so với quảng cáo có được gọi là thuốc giả hay không?", Bộ Công an cho biết, thuốc sản xuất ra có hàm lượng thấp, không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành có thể bị coi là thuốc giả, cụ thể: Theo Điều 2, Luật Dược năm 2016, thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau: 

- Không có dược chất, dược liệu

- Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu; 

- Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại khoản 32 Điều 2 Luật Dược năm 2016, trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối; 

- Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ.

e57bdc4b59accdd3a004186c1052bd66

 

Theo Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Người sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị phạt ở mức cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, nếu:

- Thu lời bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Trong trường hợp nếu công ty cung cấp hoạt chất biết rõ hoạt chất đó sẽ được dùng để sản xuất thuốc giả mà vẫn cố tình cung cấp thì có thể bị xem là đồng phạm, tổ chức hoặc giúp sức trong việc sản xuất thuốc giả và bị xử lý hình sự theo Điều 194 Bộ luật Hình sự.

Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 62 Luật Dược năm 2016 thì việc các công ty nhập khẩu và phân phối hoạt chất làm thuốc sai mục đích sẽ bị thu hồi và có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Y tế. Trong trường hợp nếu hành vi nhập khẩu, phân phối hoạt chất làm thuốc sai mục đích đó dẫn đến việc sản xuất thuốc giả, thuốc kém chất lượng, gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 194 Bộ luật Hình sự.

 TH

Tin khác

Pháp luật 23 giờ trước
(SHTT) - Công an TPHCM đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc phát hiện và thu giữ hơn 4.200 hộp và 8.000 vỉ thực phẩm chức năng cùng thuốc bị đổ bỏ trái phép tại một khu đất trống trên đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 9/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã tống đạt quyết định khởi tố bị can về tội danh 'Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm', đối với bà Đặng Thị Hòa Hiệp, chủ Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Đại Chúng – Dạ Thảo.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Thay vì che giấu, việc sớm lên tiếng về việc bị làm giả và hỗ trợ các cơ quan chức năng ngăn chặn các hành vi làm giả sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tuy tín đối với khách hàng. Đây cũng là hành động thực tế giúp bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Vụ việc Phòng khám chuyên khoa Nhi bị tố bán thuốc hết hạn cho bệnh nhi đã có kết quả xử lý từ Sở Y tế. Tuy nhiên, quyết định xử phạt vẫn để lại nhiều câu hỏi quan trọng về quy trình kiểm soát dược phẩm và vai trò quản lý của cơ quan chức năng chưa được giải đáp thỏa đáng.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Nhằm thu lợi bất chính, một cặp vợ chồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã dùng lượng lớn đậu nành, chất phụ gia tạo màu, tạo mùi để làm cà phê bột giả rồi bán ra thị trường.
. ..