SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 21/03/2024
  • Click để copy

Thúc đẩy xúc tiến thương mại đa kênh, kết nối giao thương cho các hợp tác xã

12:44, 25/11/2022
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị “Xúc tiến thương mại đa kênh và kết nối giao thương”, tạo điều kiện cho các đơn vị quảng bá, đưa hàng hóa, sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Từng bước đưa hàng hóa, sản phẩm của hợp tác xã ra thị trường quốc tế

Hội nghị "Xúc tiến thương mại đa kênh và kết nối giao thương" là chương trình nằm trong khuôn khổ Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã khu vực Miền Nam, do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Bảo - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cho biết: Hội nghị được tổ chức nhằm hỗ trợ cho các hợp tác xã nâng cao năng lực về thị trường, khách hàng, tăng cường thêm nhãn quan về các xu thế tiêu dùng để từ đó hợp tác xã có thể điều chỉnh sản xuất và thích ứng sản phẩm. Đặc biệt, việc từng bước ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh và xúc tiến sản phẩm là điểm nhấn rất quan trọng của sự kiện lần này.

e0ab2287aaec73b22afd

Ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết thời gian tới sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa của các hợp tác xã ra các tỉnh thành lân cận, đặc biệt là ra thị trường quốc tế.

Theo đó, Hội nghị sẽ tập trung giới thiệu, hướng dẫn triển khai các hình thức xúc tiến thương mại đa kênh hiệu quả cho các đối tượng nhà mua - nhà bán, doanh nghiệp và hợp tác xã. Đồng thời, hướng dẫn tham gia các ứng dụng, dịch vụ hiện hành trong khuôn khổ hệ sinh thái xúc tiến thương mại số do Cục Xúc tiến thương mại vận hành…

Sự kiện quy tụ hơn 200 đại biểu đến từ các tổ chức đa phương, tổ chức quốc tế ở Việt Nam, các hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; các doanh nghiệp liên kết của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; các doanh nghiệp đối tác nhu cầu liên kết sản xuất, kinh doanh với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam tham gia.

Được biết, tính đến hết tháng 6/2022, Việt Nam có 28.237 hợp tác xã, trong đó, có 18.785 hợp tác xã nông nghiệp, 9.452 hợp tác xã phi nông nghiệp, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, 120 liên hiệp hợp tác xã và 121.670 tổ hợp tác. Hiện các hợp tác xã đóng góp hơn 4% cho tăng trưởng GDP cả nước. Trong đó, các sản phẩm chính là các mặt hàng về nông sản như: rau củ quả, thực phẩm, chăn nuôi... cung ứng cho thị trường, cung cấp hàng thiết yếu phục vụ đời sống xã hội, đóng góp lớn cho cân đối hàng hóa, ổn định kinh tế vĩ mô.

5bfef99a71f1a8aff1e0

Sản phẩm của hợp tác xã Kỳ Như trưng bày tại Hội nghị "Xúc tiến thương mại đa kênh và kết nối giao thương".

Do đó, công việc trọng tâm của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa do hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất ra các tỉnh, thành lân cận thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm, các hội nghị kết nối cung cầu; đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, các khu công nghiệp, khu đô thị. Điều này góp phần khẳng định chỗ đứng của hàng hóa Việt cũng như giúp các hợp tác xã khai thác tốt hơn thị trường nội địa, hỗ trợ hợp tác xã gắn sản xuất với thị trường.

Trong thời gian tới, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam sẽ làm việc với các đối tác, tiếp tục nâng cao năng lực, tăng cường công tác tư vấn, huấn luyện để hỗ trợ hiệu quả hơn cho các thành viên trên thực tế.

Liên minh cũng xúc tiến xuất khẩu sản phẩm của hợp tác xã và doanh nghiệp thành viên trong toàn hệ thống; lấy thị trường làm định hướng nhằm từng bước nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; tạo cơ hội cho hợp tác xã phục vụ phát triển sản xuất trong nước, quảng bá thương hiệu sản phẩm thế mạnh các vùng miền, tiến tới xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đa kênh tại hợp tác xã

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao năng lực thị trường, khách hàng, tăng cường thêm nhãn quan về các xu thế tiêu dùng để từ đó hợp tác xã có thể điều chỉnh sản xuất, thích ứng sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các diễn giả tại phiên Tọa đàm “Xúc tiến thương mại đa kênh” đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm vào hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, trong đó dùng các công cụ đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên môi trường số.

b1bf754ffd24247a7d35

Các chuyên gia chia sẻ tại hội nghị.

Tại tọa đàm ông Phạm Ngọc Thạch - Chủ tịch Hợp tác xã Sunfood Đà Lạt cho biết: Khả năng và kỹ năng xúc tiến thương mại của các hợp tác xã còn hạn chế, hầu hết cán bộ, nhân viên đều xuất thân và học tập trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc được tiếp cận những thông tin quý giá về hệ sinh thái xúc tiến thương mại và xúc tiến thương mại đa kênh, được tiếp cận những thông tin thị trường đến từ các nhà mua đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều.

Với kinh nghiệm trên 10 năm chuyên xuất, nhập khẩu các sản phẩm nông sản của Việt Nam đi các thị trường quốc tế, ông Nguyễn Ngọc Luận - đại diện Australia Global Connection (Công ty Xuất nhập khẩu tại Úc) chia sẻ: Việt Nam là một đất nước nông nghiệp có rất nhiều sản phẩm đặc trưng vùng miền. Các sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn đang được xuất khẩu mạnh mẽ sang thị trường quốc tế; trong đó, nhiều mặt hàng đã và đang có vị trí dẫn đầu như: hạt điều, cà phê, cacao, tiêu...

Tuy nhiên, dù tiềm năng của đặc sản vùng miền Việt Nam rất lớn nhưng thời gian qua, việc phát huy lợi thế này cũng còn nhiều hạn chế do sự nhận thức chưa đầy đủ về tiềm năng phát triển của đặc sản vùng miền, chưa có sự đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài trên quan điểm xây dựng thương hiệu đặc sản tại mỗi địa phương.

“Để đạt được điều đó, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, ưu tiên rà soát đánh giá thực trạng các sản phẩm tiềm năng để có các biện pháp tư vấn, hỗ trợ tại mỗi địa phương, lựa chọn những sản phẩm chiến lược trong mỗi nhóm sản phẩm, phát triển chiến lược thị trường cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm.

Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa do hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất ra các tỉnh, thành lân cận thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm, ký kết hợp đồng tiêu thụ qua các hội nghị kết nối cung cầu, gặp gỡ quảng bá sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài nước”, ông Nguyễn Ngọc Luận chia sẻ.

Tại Hội nghị, các hợp tác xã giới thiệu, kết nối giao thương nhiều sản phẩm được sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...

Đồng thời, các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng được kết nối, tư vấn, giao thương với các nhà mua lớn trong nước và quốc tế, các sàn thương mại điện tử như Alibaba.com, Lazada Việt Nam, các siêu thị như Saigon Co-op… Trên 20 thoả thuận hợp tác được ký kết giữa các nhà mua - nhà bán, ước tính giá trị hợp tác trên 100 tỷ đồng.

Thanh Thảo

Tin khác

Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Trong những năm qua, từ việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đã góp phần giúp cho Quảng Ninh duy trì, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều này đang được tỉnh quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm cán đích một thập kỷ có tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 2 con số.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Lực lượng QLTT tỉnh Bình Thuận vừa ban hành quyết định xử phạt với số tiền 30 triệu đồng đối với 01 đơn vị hoạt động kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo Reuters, khoản lỗ 58 triệu euro (63,4 triệu USD) vào năm ngoái so với lãi ròng 254 triệu euro (277,61 triệu USD) vào năm 2022, đánh dấu khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên của Adidas kể từ năm 1992.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Hai loại tôm hùm đang xuất khẩu chính của Việt Nam là tôm hùm xanh và hùm bông. Theo số liệu của VASEP, tính đến cuối tháng 2, kim ngạch xuất hai loại này đều tăng vọt đạt gần 30 triệu USD.