SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 15/10/2024
  • Click để copy

Thừa Thiên Huế: Thu giữ hơn 1.000 sản phẩm may mặc giả mạo nhãn hiệu Lacoste

13:02, 21/07/2021
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành kiểm tra đột xuất một lô hàng may mặc được tập kết tại phường An Hòa và phát hiện 1.165 sản phẩm áo có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Lacoste.

Cụ thể, thông tin từ Tổng Cục QLTT cho biết, qua công tác quản lý, giảm sát địa bàn, vào ngày 15/7 vừa qua, Đội QLTT số 2, Cục QLTT Thừa Thiên Huế đã phát hiện 1.165 sản phẩm bao gồm: 640 cái áo thun mang nhãn hiệu Lacoste do nước ngoài sản xuất; 245 cái áo ấm mang nhãn hiệu Lacoste do nước ngoài sản xuất; 280 cái áo ấm mang nhãn hiệu Lacoste do Việt Nam sản xuất. Tất cả hàng hóa được tập kết trên lề đường trước số nhà 132 đường Lý Thái Tổ, phường An Hòa, Thành phố Huế có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

c104e7822ecfd99180de

 

Số hàng hóa nói trên hiện chưa xác định được chủ sở hữu, trị giá ước tính khoảng 300.000.000 đồng.

Đội Quản lý thị trường số 2 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Được biết, Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.”

Pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức để bảo vệ quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp. Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hay phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp nêu trên theo quy định tại Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được quy định tại điều 214 của Luật sở hữu trí tuệ, theo đó:

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền. (Mức tiền phạt được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.)

Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như:

- Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.

- Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

- Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Ngoài ra, điều 212 Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể:

Trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 Bộ luật hình sự 2015, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Hạ An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “BIA HÀ NỘI”, HABECO đã gửi văn bản tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm bia có tên SPECIALSKY HÀ NỘI, HÀ NỘI SPECIALSKY vì có dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “HANOI BEER”, HABECO đã gửi văn bản tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm bia có tên HANOSPECIAL, SPECIALHANOL vì có dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tài sản sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giá trị kinh tế bền vững. Việc thương mại hóa các tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa giá trị sản phẩm sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội hợp tác giao thương, mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cơ quan Sở hữu trí tuệ Canada mới đây đã cấp văn bằng bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm bưởi da xanh Bến Tre và dừa xiêm xanh Bến Tre của Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Xây dựng hiệu có mối quan hệ mật thiết với việc lựa chọn tên pháp nhân, đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu. Trường hợp HABECO yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại tên pháp nhân và website của Công ty TNHH Bia tươi Hà Nội Thái Nguyên là một ví dụ tiêu biểu.