SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Thừa Thiên Huế tăng cường trùng tu di sản, để văn hóa thành cơ hội

10:44, 04/08/2022
Trong gần 30 năm qua, có tổng cộng gần 200 công trình và hạng mục công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được bảo tồn tu bổ, phục hồi, tôn tạo, góp phần làm khôi phục diện mạo vốn có của xứ Huế.

Tăng cường công tác trùng tu, tôn tạo di tích

Chiều 2/8, bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước đã đến khảo sát công tác bảo tồn, trùng tu, phục hồi tại khu vực Đại nội Huế và làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể trong giai đoạn hiện nay.

Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thông tin, sau gần 30 năm được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới (từ năm 1993), với 2 đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong lĩnh vực bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể, đã có tổng cộng gần 200 công trình và hạng mục công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được bảo tồn tu bổ, phục hồi, tôn tạo. Di sản văn hoá Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Từ năm 2019 đến nay, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp với các sở, ngành, UBND TP Huế thực hiện dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - hợp phần di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế. Theo đó, thực hiện di dời hơn 4.914 hộ dân (giai đoạn 1), đến nay đã di dời được hơn 3.000 hộ.

0b1c7335f1bc33e26aad

 Phó Chủ tịch nước khảo sát quá trình tôn tạo một số di tích ở Huế (Ảnh: Báo Nhân Dân) 

Nhiều công trình tiêu biểu được trùng tu phục hồi như: Ngọ Môn, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh (thuộc khu vực Đại nội); điện Minh Thành, điện Gia Thành (lăng Gia Long); lăng Đồng Khánh; Minh Lâu, Điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng); Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường (lăng Tự Đức); Thiên Định Cung (lăng Khải Định),... và hiện đang tiếp tục trùng tu nhiều công trình quan trọng khác như điện Thái Hòa, điện Kiến Trung, tổng thể cảnh quan lăng Gia Long…

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được Đảng bộ, Chính quyền địa phương quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xác định di sản văn hóa là tài sản vô giá của các thế hệ tiền nhân để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa, là phương tiện để quảng bá về hình ảnh địa phương cho du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, thúc đẩy du lịch phát triển. Các kỳ Festival Huế định kỳ (vào năm chẵn) và Festival Nghề truyền thống Huế (năm lẻ) được tổ chức thành công đã góp phần khẳng định vị thế về chính trị, văn hóa và du lịch, mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, tạo động lực phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh, thu hút nhiều dự án đầu tư về dịch vụ du lịch và trên các lĩnh vực khác. Từ đây tạo điều kiện để các di tích, di sản văn hóa địa phương được quảng bá, phát huy tiềm năng vốn có.

Bảo tồn di tích gắn với phát triển kinh tế địa phương

Đến nay, Huế đã có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đó là: Quần thể di tích cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016).

Bà Nguyễn Thị Ánh Xuân chia sẻ: “Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cả vật thể và phi vật thể có ý nghĩa rất quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài; vừa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời vừa góp phần quảng bá du lịch, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững sau đại dịch Covid-19”.

a62cd3f85e719c2fc560

 Thừa Thiên Huế đầu tư tôn tạo nhiều hạng mục thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế ( ảnh: sưu tầm).

Phó chủ tịch nước đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế thúc đẩy công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế lên một tầm cao mới, phát triển kinh tế du lịch, nâng cao đời sống người dân. Tiếp tục quan tâm phát triển văn hóa, con người Việt Nam, xây dựng nền văn hóa và con người Thừa Thiên Huế phát triển toàn diện, trong tiến trình xây dựng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo mục tiêu mà Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã đề ra.

Đồng thời tiếp tục tập trung phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhóm quản lý nhà nước và những nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên; tiếp tục nghiên cứu khoa học kỹ thuật mới, hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa; nghiên cứu các phương pháp bảo tồn di sản phi vật thể.

Thừa Thiên Huế là một vùng đất có nhiều nguồn lực và tiềm năng đã và đang thu hút đầu tư phát triển kinh tế, du lịch... Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế đã góp phần tích cực cho những thành công của tỉnh trong những năm qua và đang từng bước khẳng định Thừa Thiên Huế là một trung tâm văn hóa du lịch trọng điểm của cả nước, xứng đáng là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam và thành phố văn hóa ASEAN. 

Do đó, UBND tỉnh đã không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng phục vụ du khách tại các điểm di tích, tích cực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản văn hóa Huế ở trong nước và quốc tế. Thường xuyên kiểm tra, rà soát tình trạng công trình để có biện pháp xử lý phù hợp, nâng cao giá trị và tuổi thọ của công trình.

Phan Hòa

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Thông qua công tác đổi mới hoạt động thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ lên tới 99,7%.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Ngày 19/4, Apple cho biết rằng họ đã gỡ WhatsApp và Threads của Meta khỏi App Store ở Trung Quốc sau khi nhận lệnh từ chính phủ Trung Quốc với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 18 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.