SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Thừa Thiên Huế kích cầu thương hiệu du lịch năm 2023

08:16, 14/02/2023
Khởi đầu năm 2023 với những thành tích lạc quan, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, chương trình kích cầu du lịch toàn diện xứng đáng là điểm đến du lịch hàng đầu.

Từ Tết Nguyên đán đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đón gần 100 nghìn lượt khách đến tham quan các điểm di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, trong đó, gần một nửa khách lưu trú và trải nghiệm các hoạt động dịch vụ. Nhằm thu hút du khách dịp đầu năm, tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, phục vụ miễn phí khách tham quan của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Du lịch Huế sôi nổi dịp đầu năm

Tại nhiều nơi trong tỉnh Thừa Thiên Huế cũng diễn ra các lễ hội mang đậm bản sắc như: Lễ hội Đền Huyền Trân, Vật làng Sình, Cầu ngư Thuận An… Các lễ hội này thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân và du khách. Đặc biệt là Hội vật làng Sình năm nay đã thu hút lượng lớn sự quan tâm của người dân trong cả nước nhờ truyền thông mạng xã hội.

f8d4e2a9a9de73802acf

 Lượng khách du lịch về Huế đầu năm 2023 tăng cao khẳng định thương hiệu du lịch.

Ông Lê Công Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - cho biết từ đầu năm đến nay, lượng khách đến tham quan các khu di sản tăng nhanh. Tháng 1/2023, hơn 180.000 lượt khách đến tham quan khu di sản Huế, trong đó khách quốc tế hơn 84.000 lượt.

Tính riêng trong dịp Tết, từ ngày 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão, khoảng 85.000 lượt khách đến tham quan các điểm di tích, văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Khách lưu trú ước đạt 50.800 lượt khách, tăng 150% so dịp Tết với năm ngoái, trong đó, khách quốc tế ước đạt 21.600 lượt. Công suất phòng các cơ sở lưu trú thời gian này ước đạt 52%, doanh thu lưu trú khoảng 106 tỷ đồng.

Được biết, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế những năm gần đây luôn chủ động trong công tác truyền thông quảng bá, giới thiệu hình ảnh điểm đến, ẩm thực, dịch vụ du lịch Huế đến du khách trên các trang mạng xã hội.

Năm 2023, ngành du lịch Thừa Thiên Huế tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đón khoảng 3 – 3,5 triệu lượt, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 70-80%; tổng thu từ du lịch khoảng 6.000 – 7.000 tỷ đồng.

Theo đó, trọng tâm năm 2023 là phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao với các sản phẩm mới, đặc thù để tạo sự khác biệt với các tỉnh thành khác bên cạnh sản phẩm văn hóa - di sản, đó là: Du lịch chăm sóc sức khỏe, tâm linh, nông thôn, một số lễ hội có tính thu hút khách cao như: Lễ hội khinh khí cầu, ẩm thực, thể thao, âm nhạc,...

Giải pháp nào cho du lịch Huế năm 2023

Năm nay tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ triển khai đồng bồ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch, nhất là giải pháp về công nghệ số, chiến lược truyền thông quảng bá du lịch; các chương trình kích cầu du lịch (có chính sách ưu đãi các đoàn MICE, các đoàn tour bay theo tuyến charter mới).

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ  xúc tiến đẩy nhanh tiến độ đầu tư và khởi công mới các dự án hạ tầng kết nối các điểm du lịch; xúc tiến đầu tư phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp, khu dịch vụ đa chức năng; xúc tiến đầu tư khai thác các đường bay mới từ các thị trường du lịch tiềm năng; kết nối các hãng lữ hành lớn nhằm triển khai các chương trình tour mới đến miền Trung với đích chính là Thừa Thiên Huế...

Ông Nguyễn Văn Phúc - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết hoạt động lữ hành và lưu trú đầu năm 2023 đã tăng trưởng tốt trở lại: “Về phía ngành du lịch, chúng tôi sẽ phối hợp để quảng bá truyền thông tốt nhất về các hoạt động của đơn vị quản lý bảo tồn cũng như của các địa phương. Các thông tin, hình ảnh các hoạt động sự kiện cũng như các điểm đến, các sản phẩm mới được lan tỏa đến cộng đồng, du khách, đến các đơn vị lữ hành trong và ngoài nước”.

Đặc biệt, ông Nguyễn Thanh Bình - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho rằng, trong năm nay ngành du lịch cần tập trung tham mưu các giải pháp, chính sách trong quản lý và phát triển du lịch, đề xuất một số định hướng, triển khai một số hoạt động sự kiện để phục hồi, phát triển du lịch; xúc tiến các đường bay quốc tế đi và đến Huế.

Đồng thời chú trọng xây dựng thương hiệu du lịch  điểm đến trên cơ sở phát huy thế mạnh khác biệt về ẩm thực, đầm phá, di sản. Nghiên cứu xây dựng, khai thác các sản phẩm, dịch vụ xoay quanh thương hiệu đặc trưng của địa phương như: “Huế - Thành phố Lễ hội”; “Huế - Kinh đô ẩm thực”; “Huế - Kinh đô áo dài”... để có chiến lược quảng bá, khai thác, phát huy thế mạnh về du lịch Huế.

Phan Hòa.

Tin khác

Giải trí 17 giờ trước
(SHTT) - Nam rapper 20 tuổi, Trefuego, mới đây đã bị tòa án tuyên mức phạt hơn 800.000 đô la cho hành vi vi phạm bản quyền khi sử dụng phần giai điệu chưa được cấp phép từ Sony Music.
Giải trí 20 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tripadvisor công bố, vượt qua nhiều địa điểm du lịch tên tuổi, thành phố Hà Nội của Việt Nam là địa danh đứng đầu trong danh sách 25 “Điểm đến ẩm thực tốt nhất thế giới năm 2024”.
Giải trí 20 giờ trước
(SHTT) - Hang cá thần Văn Nho nằm ở xã Văn Nho (huyện Bá Thước). Hang nằm tựa lưng vào núi, rộng khoảng 1 ha. Phần lộ thiên là hồ nước nhỏ hình bán nguyệt. Nước từ trong lòng núi chảy ra trong vắt, bên trên, cây cối um tùm hoang sơ, tĩnh lặng.
Giải trí 20 giờ trước
(SHTT) - Mường Lát nơi núi non tựa vai nhau trải dài tít tắp. Ở đó có gió và nắng thuần khiết cũng như nước suối từ trong bụng núi đổ ra, có tiếng cười ẩn hiện trong làn sương giăng, có cổng trời Trung Lý mây bay lãng đãng và phong phú sắc màu của rau quả.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, ở phường Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa từ lâu đã được biết đến với cảnh quan thoáng đãng, trong lành và nhiều hoạt động tham quan, trải nghiệm bổ ích gắn với sản xuất nông nghiệp và một số nghề thủ công truyền thống.
Liên kết hữu ích