Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa của Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư tại TPHCM
Sáng 25/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cùng lãnh đạo các bộ ngành, TPHCM đã dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại Khu Công nghệ cao TPHCM. Sự kiện này thuộc khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế TPHCM năm 2024 (HEF) với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TPHCM".
Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo hình thức kết hợp công-tư với các doanh nghiệp lớn Việt Nam và thành phố tham gia sáng lập.
Trung tâm nằm trong mạng lưới 19 Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và là trung tâm thứ hai tại Đông Nam Á, qua đó tăng cường hợp tác giữa Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư Thành phố Hồ Chí Minh với trung tâm trên thế giới để hỗ trợ việc đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách, nghiên cứu trên các lĩnh vực ưu tiên đột phá, phù hợp với định hướng quốc gia, xu thế quốc tế.
Đồng thời, Trung tâm góp phần huy động nguồn lực, vốn, hỗ trợ Chính phủ và doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 4 vấn đề khi thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo Thủ tướng, để có được trung tâm này bắt nguồn từ mối lương duyên giữa Việt Nam và WEF và giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với chủ tịch WEF; sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp và Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực triển khai việc này.
Thủ tướng nhấn mạnh 6 ý nghĩa của Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4:
Thứ nhất, cụ thể hóa, hiện thực hóa chủ trương đường lối của Đảng tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng và trong các nghị quyết của Trung ương về thực hiện bắt kịp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
Thứ 2, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một yêu cầu khách quan, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước;
Thứ 3, thể thiện sự hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, thúc đẩy mạnh mẽ 4.0 cùng với thế giới;
Thứ 4, thể hiện vai trò tiên phong của TP, Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước và khu vực;
Thứ 5, thể hiện khát vọng tự hào, khẳng định bản lĩnh trí tuệ năng động sáng tạo của con người Việt Nam;
Thứ 6, thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa Việt Nam với WEF trên tinh thần Việt Nam đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện, có sản phẩm cụ thể.

Trên tinh thần đó Thủ tướng chỉ rõ, trách nhiệm của các bộ ngành là phải định hướng chính sách, xây dựng thể chế, có chính sách ưu tiên cho phát triển trung tâm này, cùng với đó TP.Hồ Chí Minh phải tạo điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế để trung tâm hoạt động nghiêm túc, hiệu quả.
Thủ tướng đề nghị, các doanh nghiệp và nhà sáng lập tạo điều kiện hỗ trợ về nguồn lực, tài chính, nhân lực, quản trị để trung tâm hoạt động hiệu quả tốt hơn. Cùng với đó căn cứ vào chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình phát huy tinh thần tự lực tự cường, đổi mới sáng tạo, phát huy hiệu quả trung tâm.
Thủ tướng gửi gắm 20 chữ đối với Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gồm: Tiên phong, hợp tác, kết nối, số hóa, xanh hóa, thiết thực, hiệu quả, lan tỏa, vì nước, vì dân.
PV
TIN LIÊN QUAN
-
Thanh Hoá: Gần 500 cán bộ chiến sỹ cùng bà con nhân dân vá đê sông Mã
-
Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Mỹ tập trung vào cộng đồng khởi nghiệp
-
Nhiều sản phẩm khởi nghiệp tiêu biểu 'trình diện' người tiêu dùng tại Techfest Đắk Lắk 2024
-
Công dân chưa hài lòng về xử lý phản ánh, kiến nghị qua iHanoi
Tin khác

- Điện máy Lê Gia
- Lốp xe nâng Nhật Bản Deestone
- Giá xe nâng tay điện
- Đại lý dụng cụ cắt Sumitomo
- Thiết kế bồn rửa bát sơn hà tiện nghi
- Tìm hiểu cách thiết bị trao đổi nhiệt hoạt động
- Leading industrial park development company