SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Thủ tục công bố sản phẩm và nhập khẩu về lĩnh vực mỹ phẩm và bảo hộ thương hiệu

06:16, 01/08/2017
Câu hỏi: Tôi mới thành lập doanh nghiệp và đang tìm kiếm dòng sản phẩm về lĩnh vực mỹ phẩm tóc để về thị trường Việt Nam. Vậy tôi muốn hỏi về thủ tục công bố sản phẩm và nhập khẩu về lĩnh vực mỹ phẩm và bảo hộ thương hiệu. Thủ tục có đơn giản và nhanh chóng không?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 của Quốc hội Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế: Quy định về quản lý mỹ phẩm.

Công văn 1609/QLD-MP của Cục Quản lý Dược về việc hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm.

Quyết định số 10/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

thu tuc cong bo san pham bao ho thuong hieu

 Thủ tục công bố sản phẩm và nhập khẩu về lĩnh vực mỹ phẩm và bảo hộ thương hiệu

2. Nội dung tư vấn:

2.1. Thứ nhất, việc công bố sản phẩm.

Công bố sản phẩm là việc làm cần thiết nhất của các doanh nghiệp để sản phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước được phép lưu hành trên toàn quốc. Việc công bố sản phẩm cũng là việc làm bắt buộc trước khi nhập khẩu các sản phẩm bắt buộc phải công bố.

Hồ sơ công bố sản phẩm Mỹ phẩm

1. Phiếu công bố Sản phẩm Mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa Sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp).

3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với Mỹ phẩm nhập khẩu và Mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất).

4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

+ CFS do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.+ CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo quy định tại chương II Quy chế quản lý mỹ phẩm của bộ Y tế:

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chịu trách nhiệm công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược Việt Nam theo đúng biểu mẫu (Phụ lục số 01-MP) trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường. Tổ chức, cá nhân này chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị trường sau khi đã công bố và được tiếp nhận (có số tiếp nhận bản công bố mỹ phẩm) của Cục Quản lý dược Việt Nam và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm mỹ phẩm đưa ra thị trường và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân đứng tên trên hồ sơ công bố mỹ phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có chức năng kinh doanh mỹ phẩm.Tổ chức, cá nhân đứng tên trên hồ sơ công bố mỹ phẩm khi nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm phải nộp kèm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (nộp vào lần công bố đầu tiên) và kèm theo đĩa mềm các dữ liệu công bố. Hồ sơ, tài liệu được nộp trực tiếp tại Cục Quản lý dược Việt Nam hoặc được gửi qua đường bưu điện. Cục Quản lý dược Việt Nam có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận hồ sơ công bố trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ cùng lệ phí công bố theo qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Ngôn ngữ trình bày trong bản công bố:

Bản công bố nộp tại Cục Quản lý dược Việt Nam phải bằng tiếng Việt và/hoặc Tiếng Anh (theo Phụ lục số 01-MP).

Mỗi sản phẩm mỹ phẩm nộp 03 bản công bố. Sau khi cấp số phiếu tiếp nhận Cục Quản lý dược Việt Nam lưu 02 bản, trả đơn vị 01 bản. Trường hợp sau đây, các sản phẩm mỹ phẩm được phép công bố trong cùng một bản công bố:

1. Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm,

2. Các sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau

3. Các sản phẩm khác nhau nhưng được đóng gói chung trong cùng một bao gói như một đơn vị đóng gói

4. Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược Việt Nam quyết định dựa vào quyết định của ủy ban mỹ phẩm ASEAN.

Khi có thay đổi các nội dung đã công bố được quy định tại phụ lục số 4-MP của Quy chế này, tổ chức, cá nhân phải công bố lại với Cục Quản lý dược Việt Nam và phải nộp lệ phí theo quy định.

Số tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm có giá trị 03 năm. Các tổ chức, cá nhân phải tiến hành công bố lại ít nhất 01 tháng trước khi số tiếp nhận hồ sơ công bố hết hạn và phải nộp lệ phí theo quy định.2.2. Về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu:

Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam 2005 và thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn một số điều trong luật sở hữu trí tuệ thủ tục đăng ký thương hiệu bao gồm

- Giấy uỷ quyền theo mẫu.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (photo sao y).

- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký.

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký bảo hộ

Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, như sau:

– Tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu:

Việc tra cứu thương hiệu là công việc cần thiết trước khi nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí tuệ để xác định thương hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ chưa, nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí cho doanh nghiệp;

Vậy dựa vào các quy định trên bạn sẽ được 

– Đăng ký thương hiệu:

Đơn đăng ký thương hiệu chải qua 3 bước;

Bước 1. Thẩm định hình thức đơn: Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Ra thông báo chấp nhận/ từ chối chấp nhận đơn:

- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Bước 2. Công bố đơn: trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ; Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 3. Thẩm định nội dung đơn: trong vòng từ 9 đến 12 tháng kể từ ngày đơn đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu được công bố. Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục nhập khẩu: Thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu theo quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC.

Như vậy, dựa theo quy định của pháp luật, bạn sẽ biết mình cần những giấy tờ gì để thực hiện việc công bố sản phẩm và nhập khẩu về lĩnh vực mỹ phẩm và bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Theo luatminhkhue

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.