SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Thu hồi số lượng lớn cáp sạc smartphone do nguy cơ cháy nổ

06:51, 03/06/2019
(SHTT) - Phía Target cho biết đã ghi nhận 14 trường hợp về dây cáp bốc khói, tóe lửa hoặc bốc cháy, trong đó có hai trường hợp người tiêu dùng bị bỏng ngón tay.

Một trong những ông lớn bán lẻ của Mỹ Target đang thu hồi 90.000 cáp sạc USB mang nhãn hiệu Heyday do nguy cơ cháy nổ khi sạc.

Theo nội dung trong thông báo của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ ban hành ngày 31/5 cho biết, phần kim loại xung quanh dây sạc có thể tích điện nếu tiếp xúc với các đầu sạc USB trong quá trình sạc, từ đó gây sốc điện và có nguy cơ gây hỏa hoạn. 

taget  thu hoi

Thu hồi số lượng lớn cáp sạc smartphone do nguy cơ cháy nổ 

Những sản phẩm trên được bán trong các cửa hàng Target trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019 với giá khoảng 15 đô la. Phía Target cho biết đã ghi nhận 14 trường hợp về dây cáp bốc khói, tóe lửa hoặc bốc cháy, trong đó có hai trường hợp người tiêu dùng bị bỏng ngón tay.   

Các dây cáp được sử dụng để sạc điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác. Dây cáp sạc kim loại có màu tím, xanh lá cây và xanh dương. Nhãn hiệu “heyday” được in trên đầu nối cáp. Số model 080 08 8261 được in ở mặt bên của bao bì sản phẩm. Target đang khuyến nghị bất cứ ai đã mua loại dây cáp này nên ngừng sử dụng ngay lập tức và trả lại cho cửa hàng Target để được hoàn trả đầy đủ.

Trước đó, Sở hữu trí tuệ đưa tin, phía Apple đang thực hiện việc thu hồi một loạt adapter AC ba chấu cũ sau khi công ty ghi nhận 6 trường hợp sự cố trên toàn cầu mà nguyên nhân vì adapter sạc bị hỏng gây điện giật.

Cụ thể, theo thông tin trên tờ Engadget, để phòng ngừa, Apple cho phép khách hàng trao đổi các adapter sạc có khả năng bị lỗi sang một adapter sạc mới hơn. Tuy nhiên, không rõ bao nhiêu adapter sạc bị lỗi.

Các adapter sạc bị thu hồi được thiết kế để sử dụng chủ yếu ở Hồng Kông, Singapore và Anh. Chúng được cung cấp cùng với Mac và một số thiết bị iOS từ năm 2003 đến 2010. Chúng cũng bao gồm trong Apple World Travel Adapter Kit. Những adapter sạc này có màu trắng hoàn toàn và không chứa bất kỳ văn bản chú thích nào. Điều này khác với adapter sạc mới hơn có màu trắng với màu xám ở phần bên trong, nơi người dùng sẽ thấy văn bản.

Liên quan đến việc thu hồi sản phẩm, trước đó nhiều người dùng đã ký tên trên trang Change.org nhằm buộc Apple phải thu hồi tất cả các máy MacBook Pro ra mắt từ cuối năm 2016 và thay thế bàn phím mới với thiết kế ổn định hơn. Cụ thể là các mẫu MacBook Pro 13 và 15 inch.

thu-hoi-0856

 Apple thu hồi adapter sạc AC ba chấu cũ vì nguy cơ gây giật điện 

Theo Business Insider, phím Space (cách) trên bàn phím nhận được rất nhiều khiếu nại cho rằng không thể bấm sau một thời gian sử dụng. Máy không phản hồi với thao tác bấm phím và cảm giác gõ như vướng vật gì bên dưới. Đây cũng là phím thường được dùng nhiều nhất trên máy tính. Apple cho rằng lý do là bụi bẩn làm kẹt phím và người dùng cần tự vệ sinh.

Công ty công nghệ Mỹ đã tung video hướng dẫn người dùng khắc phục nhưng khách hàng phản hồi rằng ngay cả khi làm theo, MacBook của họ vẫn gặp vấn đề với bàn phím. Một số người dùng đã được Apple thay thế bàn phím mới dù công ty không thừa nhận lỗi.

Theo Apple Insider, tỷ lệ người dùng MacBook Pro 2014 gặp vấn đề với bàn phím trong năm đầu tiên là 5,6%. Con số này với bản 2015 ở khoảng 6% và các mẫu máy tính này dùng bàn phím cơ chế scissor (cắt kéo). Khi chuyển sang bàn phím "cánh bướm", sự cố mà người dùng gặp phải tăng lên 11,8%.

Hơn nữa, việc sửa chữa phím MacBook không đơn giản. Nếu hỏng một phím, người dùng sẽ phải thay cả cụm, bao gồm bàn phím, pin, mặt kim loại và cổng Thunderbolt 3. Điều đó kéo theo chi phí thay bàn phím cho MacBook Pro rất đắt đỏ, 700 USD (khoảng 16 triệu đồng) cho phiên bản 2016 về sau.

Tỉ lệ hư hỏng cao gấp đôi này đã đáng để chú ý, nhưng quan trọng hơn, tỉ lệ tái hư hỏng ngày càng tăng cho thấy thiết kế của Apple có lẽ đóng một vai trò quan trọng dẫn đến sự thất bại của loại bàn phím mới này. Trong số 118 lần sửa chữa bàn phím của mẫu 2014, 8 trường hợp phải mang đi sửa lần thứ hai chỉ trong vòng 90 ngày. Đối với mẫu 2015, con số này là 6 trường hợp. Đối với cả hai mẫu máy đều không có trường hợp nào phải sửa tiếp lần thứ 3.

Sau khi được thiết kế lại vào năm 2016, có đến 51 trường hợp bàn phím phải sửa chữa lại lần 2, trong đó có đến 10 trường hợp phải sửa lần 3 trong 90 ngày. Mẫu 2017 có 17 trường hợp phải sửa chữa lần 2 và 3 trường hợp phải sửa lần 3.

Minh Châu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Qua nền tảng mạng xã hội (TMĐT), Đội QLTT số 4 thuộc Cục Quản lý thị trường Bến Tre phối hợp cùng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an tỉnh Bến Tre, tiến hành kiểm tra tại hộ kinh doanh M M, tại khu phố Bình Khởi, Phường 6, Thành phố Bến Tre.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Công ty Dược phẩm Kobayashi (Nhật Bản) công bố rằng đã có báo cáo về tình trạng tổn thương thận và các tổn hại sức khỏe khác ở những người dùng dòng sản phẩm sức khỏe có chứa "beni-koji" hay gạo men đỏ.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Theo đó, 3.484 đơn vị sản phẩm hàng hóa mỹ phẩm, thực phẩm, quần áo giả mạo nhãn hiệu vừa được Đội QLTT số 9, Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh giám sát tiêu huỷ theo quy định.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC) đã đưa ra quyết định thu hồi hơn 440.000 chiếc cốc nhãn hiệu Starbucks do hãng Nestle sản xuất và bán trong kỳ nghỉ Đông vừa qua. Theo phản hồi của một số người dùng, họ đã bị bỏng hoặc rách da khi sử dụng sản phẩm này.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã kịp thời phát hiện hàng nghìn sản phẩm nhập lậu từ khu vực chợ Tân Thanh, Lạng Sơn về tuyến sau tiêu thụ.
Liên kết hữu ích