SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Thông tin mới nhất vụ nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam

14:52, 08/07/2019
(SHTT) - “Với tư các là một doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đóng thuế cho Nhà nước, chúng tôi viết thư này khẩn thiết thỉnh cầu ông sớm xúc tiến việc kiểm tra công ty Asanzo chúng tôi và mong có kết luận khách quan", CEO Asanzo Phạm Văn Tam viết.

 Trước nghi vấn đổi xuất xứ hàng hoá, CEO Asanzo Phạm Văn Tam vừa có thư gửi Tổng cục Quản lý thị trường mong được xúc tiến kiểm tra nhanh, có kết luận sớm để công việc kinh doanh của Asanzo không bị đình trệ. Theo thông tin trên tờ Vietnamnet.

Cụ thể, trong thư thỉnh cầu gửi ông Nguyễn Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo viết, khoảng 2 tuần qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đặt nghi vấn Asanzo nhập khẩu sản phẩm điện tử gia dụng từ Trung Quốc sau đó thay đổi xuất xứ thành Việt Nam để lừa người tiêu dùng.

Trước nghi vấn này, ông Tam giải thích rằng, từ đầu năm 2018 trở về trước, Asanzo sản xuất và lắp ráp thành phẩm toàn bộ các sản phẩm điện tử gia dụng của mình mà không nhập khẩu thông qua bên thứ 3 nào. Tuy nhiên, từ giữa năm 2018 đến nay, đơn vị này có nhập khẩu một số mặt hàng thông qua đối tác, đó là lý do trên thị trường hiện nay đang đồng thời tồn tại hai dòng hàng xuất xứ khác nhau, có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Thêm nữa, theo quy định về việc ghi nhãn hàng hoá, bắt buộc Asanzo phải ghi xuất xứ Việt Nam cho tất cả hàng hoá lắp ráp hoàn chỉnh tại Việt Nam, dù linh kiện nhập về từ nhiều nước khác nhau.

asanzo (1)

Thông tin mới nhất vụ nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam 

“Vì thế, không có chuyện chúng tôi lừa dối người tiêu dùng khi ghi xuất xứ Việt Nam cho mặt hàng tivi do chúng tôi sản xuất”, ông Tam khẳng định trong thư.

Song, ông cũng cho biết, nghi vấn trên đang khiến các nhà phân phối ngừng nhập hàng và tất cả tài khoản ngân hàng đều đã bị đóng băng khiến cho việc kinh doanh của doanh nghiệp đình trệ, khốn đốn.

 “Với tư các là một doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đóng thuế cho Nhà nước, chúng tôi viết thư này khẩn thiết thỉnh cầu ông sớm xúc tiến việc kiểm tra công ty Asanzo chúng tôi và mong có kết luận khách quan. Điều này vừa giúp việc sản xuất kinh doanh khỏi đình đốn, vừa bảo vệ 2.000 công ăn việc làm đang bị đe doạ”. Ông Tam cũng khẳng định, phía Asazo sẽ hợp tác để làm rõ vấn trên.

Ở một diễn biến khác, trước đó, Sở hữu trí tuệ đưa tin, liên quan đến việc nhiều nhà bán lẻ trong nước đã tiến hành ngừng bán các sản phẩm của Asanzo, cá biệt một số hệ thống còn tiến hành thu hồi TV của hãng này và hỗ trợ khách hàng đổi sang thương hiệu khác. Nguyễn Kim và Điện Máy Xanh là hai ví dụ điển hình.

Mới đây, Asanzo đã tung ra thông cáo phản hồi chính thức về việc này. Trong bức thư có chữ ký của CEO Phạm Văn Tam, Asanzo khẳng định không có chủ trương thu hồi sản phẩm, mà đây là hành động tự phát của các nhà bán lẻ. Asanzo cũng tỏ thái độ phản đối động thái này, khi khẳng định hàng hoá của mình có nguồn gốc rõ ràng và đủ điều kiện để lưu thông trên thị trường. Asanzo cũng phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm trong quá trình đổi trả sản phẩm của người dùng với bên bán lẻ.

"Hiện nay, theo như thông tin được đăng tải trên các phương tiện truyền thông và các thông tin trên các website của quý khách hàng và quý đối tác, chúng tôi được biết Quý khách và Quý đối tác đã và đang tự thực hiện các chính sách đổi trả hàng hoá mang thương hiệu Asanzo từ người tiêu dùng hoặc các kênh phân phối khác tại các địa điểm kinh doanh, trung tâm thương mại hoặc các cửa hàng phân phối hàng hoá điện tử. Chúng tôi không có chủ trương thu hồi mọi sản phẩm mang thương hiệu Asanzo như đã nêu trên, và không đồng ý, cũng như chấp nhận các chính sách này của Quý khách hàng và đối tác, vì tất cả hàng hoá mang thương hiệu Asanzo đã và đang được đưa ra thị trường bởi chúng tôi. Asanzo khẳng định và cam kết hàng hoá kinh doanh của chúng tôi hợp pháp, được phép lưu thông trên thị trường, có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật của Việt Nam.

"Vì vậy, chúng tôi sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm, nghĩa vụ, bất kỳ thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp nếu có, cũng như bất kỳ vấn đề nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hàng hoá trong toàn bộ quá trình mà Quý khách hàng và Quý đối tác tự ý thực hiện chính sách/quy trình đổi trả được nêu trên đây mà không nằm trong chính sách đổi trả, bảo hành mà chúng tôi đã công bố."

Hoàng Oanh

Tin khác

Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội.
Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 14 giờ trước
(SHTT) - Hôm nay (ngày 25/4), giá xăng trong nước đã được Bộ Công Thương - Bộ Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, làm giảm giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Năm 2024, VECOM tiếp tục hoàn thiện tính chỉ số thương mại điện tử (TMĐT). Bên cạnh việc tính toán dựa vào kết quả khảo sát hàng nghìn DN VECOM còn sử dụng nhiều kênh thông tin định lượng tin cậy khác. Tên miền quốc gia “.VN” tiếp tục là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá hạ tầng cho TMĐT.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo nhưng không vì thế mà chàng trai trẻ Nguyễn Văn Trọng, thôn Hạc Sơn, xã Cẩm Bình, Huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá thấy thiếu tự tin, mặc cảm, ngược lại càng thôi thúc anh đam mê lao động, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm để vươn lên làm giàu.