SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 17/12/2024
  • Click để copy

Thọ Xuân: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề.

16:01, 17/12/2024
(SHTT) - Là mảnh đất có đa dạng các làng nghề, nghề truyền thống, du lịch làng nghề đã và đang trở thành hướng đi triển vọng được huyện Thọ Xuân chú trọng thực hiện để thu hút du khách, bảo tồn những tinh hoa văn hóa truyền thống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Cơ sở sản xuất bánh gai Tứ Trụ của gia đình ông Lê Hữu Lâm, xã Thọ Diên (Thọ Xuân) là một trong những điểm thường xuyên đón du khách và học sinh đến tham quan, chụp ảnh. Những chiếc bánh gai cũng trở thành món hàng được mua khá nhiều để làm quà.

banh-gai-tu-tru-dac-san-ngon-me-ly-tu-vung-que-thanh_12

 

Ông Lâm cho biết: Gia đình tôi theo nghề sản xuất bánh gai từ lâu đời. Nếu như trước đây, gia đình chỉ chú trọng phát triển sản xuất và phân phối sản phẩm đi các địa phương, thì hiện nay gia đình đã kết nối với một số tour, tuyến du lịch, và các trường học ở trong và ngoài huyện, để đưa du khách, các em học sinh đến tham quan, trải nghiệm.

Đến đây, du khách sẽ được trực tiếp tham gia vào các công đoạn làm bánh như tìm hiểu nguyên liệu để làm bánh gai, cách làm nhân, gói bánh, hấp bánh. Sau khi bánh chín, du khách có thể thưởng thức bánh, mua bánh về làm quà biếu. Cũng nhờ phát triển thêm du lịch làng nghề nên thương hiệu bánh gai của gia đình cũng được nhiều người biết đến và lượng tiêu thụ bánh cũng khá hơn. Hiện sản phẩm bánh gai của gia đình đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá qua mạng xã hội để du khách biết và tìm đến tham quan, trải nghiệm nhiều hơn.

Đến tham quan cơ sở sản xuất bánh lá răng bừa của gia đình bà Mai Thị Tú ở thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, du khách được chứng kiến không khí làm việc hăng say của những người lao động. Bà Tú chia sẻ: Sản xuất bánh lá răng bừa là nghề “cha truyền, con nối”. Sản phẩm của gia đình đã được công nhận OCOP 3 sao. Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội, cùng với việc chú trọng phát triển làng nghề gắn với du lịch, nên nhiều du khách đã biết đến và về làng nghề để chụp ảnh, tham quan trải nghiệm, mua sản phẩm. Nhờ đó, lượng tiêu thụ sản phẩm của các hộ làm nghề ngày càng tăng hơn. Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất của gia đình sản xuất từ 2.000 đến 3.000 chiếc bánh lá, xuất bán đi nhiều nơi trong cả nước.

7xjnFgi7

 

Hiện nay xã Xuân Lập có 200 hộ tham gia sản xuất bánh lá răng bừa, tạo việc làm thường xuyên cho 270 lao động và nhiều lao động thời vụ, với mức thu nhập dao động từ 2 - 7 triệu đồng/người/tháng. Thời gian qua, xã đã đẩy mạnh công tác quảng bá làng nghề qua các trang mạng xã hội, chú trọng xây dựng các tour tuyến du lịch làng nghề gắn với hoạt động văn hóa tâm linh, lễ hội truyền thống để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. Đồng thời, chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm ở làng nghề để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của du khách.

Trên địa bàn huyện Thọ Xuân hiện có hàng chục làng nghề, nghề truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong đó, nhiều sản phẩm làng nghề, nghề truyền thống đã được công nhận đạt chuẩn OCOP như bánh gai Tứ Trụ (xã Thọ Diên), bánh lá răng bừa (xã Xuân Lập), nón lá Thọ Lộc (xã Thọ Lộc)... Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế đó, huyện đã chú trọng phát triển thêm sản phẩm du lịch nông nghiệp - làng nghề, với các hoạt động trải nghiệm, mua sắm sản phẩm làng nghề, thu hút được đông đảo du khách đến tham quan.

Để các làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch ngày càng phát triển, huyện đã quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương của các làng nghề, tích cực tạo điều kiện hỗ trợ mở rộng, phát triển thị trường đối với các sản phẩm của làng nghề, nghề truyền thống. Đồng thời, huyện cũng đã xây dựng Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong đó có cơ chế hỗ trợ kinh phí 200 triệu đồng/năm để phát triển nghề truyền thống và 2 tỷ đồng cho 1 làng nghề nếu được công nhận.

Tuy nhiên, việc khai thác các sản phẩm của làng nghề, nghề truyền thống trong hoạt động du lịch của huyện vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả cao, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Các làng nghề, nghề truyền thống còn thiếu nguồn nhân lực đã qua đào tạo về du lịch, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch...

PV

Tin khác

Giải trí 1 phút trước
(SHTT) - Là mảnh đất có đa dạng các làng nghề, nghề truyền thống, du lịch làng nghề đã và đang trở thành hướng đi triển vọng được huyện Thọ Xuân chú trọng thực hiện để thu hút du khách, bảo tồn những tinh hoa văn hóa truyền thống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Giải trí 5 giờ trước
(SHTT) - Hùng Huỳnh mới đây đã chính thức debut với ca khúc 'Không thể nhắm mắt', tuy nhiên, sự chú ý hiện nay của cộng đồng người hâm mộ âm nhạc thế giới lại hướng tới những điểm tương đồng dễ nhận thấy trong của MV 'anh trai' này và MV 'Standing next to you' của Jungkook BTS.
Giải trí 8 giờ trước
(SHTT) - Tuy chỉ có duy nhất 1 ngày nghỉ, song ngày đầu tiên của năm mới với mọi người luôn là một dấu mốc quan trọng. Nắm bắt được nhu cầu của du khách, các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch đang tích cực chuẩn bị các điều kiện đón tiếp, phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trong dịp này.
Giải trí 17 giờ trước
(SHTT) - Thành Sơn một trong những xã du lịch đẹp nhất thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước). Với lợi thế được thiên nhiên ban tặng, những năm gần đây chính quyền địa phương và nhân dân xã Thành Sơn đang đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị
Giải trí 23 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, tại Thư viện Quân đội, số 83 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã diễn ra buổi giao lưu thơ, nhạc và giới thiệu tập thơ “Màu Hạnh Phúc” của tác giả Lê Kim Phượng. Tập thơ được NXB Quân Đội ấn hành, phục vụ đông đảo bạn đọc, đặc biệt là những người lính Cụ Hồ.
. ..