SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Thiếu ngủ khiến trẻ 'béo phì và hiếu động thái quá'

16:30, 10/03/2017
(SHTT) - Một nghiên cứu mới đây khảo sát trên đối tượng thanh thiếu niên Hà Lan tại Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ Amsterdam cho biết, thiếu ngủ dễ khiến trẻ "béo phì và hiếu động một cách thái quá".

Theo nghiên cứu, 1/3 trẻ 16 tuổi và 1/4 trẻ 14 tuổi không ngủ được, điều này dẫn đến chứng béo phì, lo lắng và rối loạn tâm lý ở trẻ.

Thieu ngu khien tre 'beo phi và hieu dong thai qua' 1

Thiếu ngủ khiến trẻ lo lắng và rối loạn tâm lý 

Nhà tâm lý học thần kinh Ed de Bruin, một trong những tác giả chính của nghiên cứu giải thích: “Thiếu ngủ có thể gây ra rất nhiều vấn đề. Trẻ em trở nên cáu kỉnh và thậm chí là trầm cảm. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng khiến trẻ lo âu hoặc mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD. Trẻ mắc chứng này những xung động như buồn chán, khó chịu, muốn đi tới đi lui, không ngồi yên một chỗ, hoặc không thể tập chú vào công việc đang làm không chỉ là nhất thời, mà là một phần đời sống, các em không thể ngồi yên lâu và luôn luôn di động. Ngoài ra, ngủ ít trong thời gian dài cũng kiến trẻ dễ bị béo phì hơn”.

Thieu ngu khien tre 'beo phi và hieu dong thai qua' 5

Trẻ cũng dễ bị béo phì khi thiếu ngủ

Các chuyên gia cũng cho biết trẻ vị thành niên thường thích thức khuya do các thay đổi về sinh lý và hoóc môn, nhưng điều này lại không phù hợp với việc các em phải dậy sớm đi học. Trẻ em thường có xu hướng ngủ nướng vào cuối tuần nhưng điều này vô hình chung lại vá vỡ đồng hồ sinh học của chúng. Đáng chú ý là tác động của việc đồng hồ sinh học thay đổi thất thường ảnh hưởng đến các bé gái nghiêm trọng hơn các bé trai.

Thiếu ngủ ở trẻ càng trở nên đáng lo ngại khi các em sử dụng thường xuyên các thiết bi điện tử thông minh như điện thoại di động và máy tính bảng. Do ảnh hưởng của ánh sáng xanh từ màn hình, một phần não bộ sẽ luôn hoạt động. Tuyến tùng trong não gặp khó khăn khi sản sinh hormone melatonin. Đây là hormone giúp điều chỉnh các hormone khác và duy trì nhịp sinh học của cơ thể. Nhịp sinh học của người bình thường là 24h và Melatonin đóng một vai trò quan trọng khi con người rơi vào giấc ngủ cũng như khi thức dậy. Vì vậy, những trục trặc trong việc sản sinh Melatonin rất không tốt cho cơ thể.

Đồng hồ sinh học thay đổi khiến trẻ buồn ngủ và rất khó tỉnh táo vào mỗi sáng. Để cải thiện vấn đề này, phụ huynh cần quan tâm giờ giấc sinh hoạt của con em mình và tạo cho các em nếp sinh hoạt điều độ để bảo vệ sức khỏe.

Lê Phương

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Tiến sĩ Nguyễn Duy Duy đã trở thành 1 trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được trao giải thưởng từ quỹ tài trợ các nhà khoa học tại Australia trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp, của Viện Hàn lâm Khoa học Australia (SIEF).
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ thông tin Việt Nam (Vinasa) mới đây đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 cho 169 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của 117 doanh nghiệp công nghệ.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn Hợp tác xã quốc gia 2024 với chủ đề 'Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm' mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho biết trình độ KHCN trong nông nghiệp của nước ta còn thấp và chậm phát triển, có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Nhiều mắt xích trong chuỗi cung ứng của hai hãng Intel và Lenovo đã không thể xác định được lỗ hổng chưa được khắc phục trong nhiều năm.
Khoa học Công nghệ 6 ngày trước
(SHTT) - TP Hải Phòng đang tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ và sáng kiến để phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.