SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Thiếu hiểu biết về sở hữu trí tuệ, nhiều doanh nghiệp Việt gặp khó khăn

11:02, 28/03/2018
(SHTT) - Vấn đề lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện nay là quyền sở hữu trí tuệ bởi hiểu biết về lĩnh vực này của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế.

Mới đây, Hội thảo về bức tranh xuất nhập khẩu ngành gỗ đã được diễn ra. Tại hội thảo, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) nhận định, việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang đến nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam hơn là thách thức.

Theo Phó Chủ tịch Vifores Nguyễn Tôn Quyền, tham gia vào CPTPP còn có một số quốc gia có ngành công nghiệp gỗ mạnh như Canada, với sản lượng một năm lên tới 600 triệu m3 gỗ. Vì vậy, cơ hội đối với ngành gỗ Việt Nam rất lớn.

Ngay khi CPTPP có hiệu lực, thuế quan sẽ lập tức xuống bằng 0, điều này mang lại lợi thế lớn cho Việt Nam. Đặc biệt, CPTPP sẽ giúp việc mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản... được thuận lợi hơn, khi thuế hạ xuống.

nganh go viet nam

 

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Vifores cũng chỉ rõ, vấn đề lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam là quyền sở hữu trí tuệ. Ông Quyền cho rằng, hiểu biết về sở hữu trí tuệ ngành gỗ của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế.

"Chúng ta đều sản xuất theo thiết kế đặt hàng của nước ngoài và họ có quan điểm bảo vệ bản quyền đó. Nếu muốn có thiết kế thì doanh nghiệp phải có thương hiệu, muốn có thương hiệu phải có sở hữu trí tuệ. Và muốn có sở hữu trí tuệ phải có nhân lực, đào tạo…”, ông Quyền chia sẻ.

Phó Chủ tịch Vifores nhấn mạnh, trong thực thi hiệp định CPTPP sẽ liên quan tới rất nhiều đối tác không chỉ các doanh nghiệp gỗ, mà còn hộ gia đình trồng rừng, thương mại gỗ, vận tải gỗ, thương lái gỗ, chế biến gỗ. Do đó, vấn đề sở hữu trí tuệ cần phải được đặc biệt chú trọng hơn nữa trong thời gian tới, các doanh nghiệp cũng phải tự học hỏi, vươn lên; xây dựng nguồn cung gỗ.

Trước đó, tại lễ khởi động Dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam”, Bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cũng khẳng định vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp hiện nay.

Bà Quỳnh cho biết, mục tiêu cụ thể của dự án được xác định là nâng cao nhận thức chung của Vinatex và các doanh nghiệp thành viên về thực thi, xây dựng và phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ. 

Đồng thời, nâng cao năng lực khai thác và phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với một số nhãn hiệu của một số công ty thành viên thuộc Vinatex. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp và nhận thức cộng đồng trong việc ưu tiên dùng hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex, chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển ngành dệt may Việt Nam. Đó là trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

nganh go viet nam 1

 

Là đơn vị đầu ngành, Vinatex và các đơn vị thành viên đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong thực hiện Chiến lược chung như đảm bảo mức độ tăng trưởng; thành công bước đầu liên quan đến nâng cao năng lực quản lý và quản trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, hội nhập kinh tế cũng đưa đến không ít thách thức như tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp dệt may phải đối diện thường xuyên với nạn hàng nhái, hàng giả. Tại thị trường nước ngoài, các sản phẩm dệt may Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các hàng rào thương mại với các chính sách bảo hộ hàng nội địa của nhiều quốc gia.

Thực tế này yêu cầu Vinatex và các đơn vị thành viên phải có định hướng chiến lược để nâng cao hiệu quả các tài sản trí tuệ; trong đó, xây dựng được những thương hiệu dệt may mạnh, nâng cao và phát triển giá trị của các thương hiệu này và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh được xác định là những vấn đề then chốt.

Hương Mi

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.