SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Thị trường bánh kẹo Tết 2019: Căng thẳng cuộc đua "nội - ngoại"

17:00, 18/12/2018
(SHTT) - Thị trường bánh kẹo Tết 2019 đã bắt đầu sôi động với cuộc đua hàng nội - hàng ngoại. Vì vậy nguồn cung cho thị trường Tết năm nay khá lớn.

Cứ mỗi dịp cuối năm, thị trường mua bán lại sôi nổi, tấp nập. Dừng chân tại bất kỳ siêu thị, đại lý nào vào thời điểm này đều có thể cảm nhận được sức nóng của các mặt hàng từ đồ gia dụng đến thực phẩm khô, thực phẩm tươi. Đặc biệt, dòng sản phẩm bánh kẹo Tết luôn nhận được sự quan tâm lớn nhất từ người tiêu dùng.  Ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ tiêu dùng của người dân trong dịp Tết 2019 đạt 28,5 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2018.

Thị trường bánh, kẹo tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn nóng hơn bao giờ hết khi hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước đẩy mạnh sản xuất phục vụ mùa Tết Kỷ Hợi. Vì người tiêu dùng có tâm lý ưa chuộng hàng ngoại, nên doanh nghiệp Việt gặp không ít khó khăn khi cạnh tranh trên sân nhà. Tuy nhiên, sản phẩm Việt đang nỗ lưc thay đổi để chiếm tình cảm người tiêu dùng.

thi truong banh keo

 

Theo Sở Công Thương, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng bánh, mứt, kẹo khá lớn, các đơn vị trong ngành bánh kẹo năm nay đều tập trung cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và có nhiều mức giá khác nhau cho từng phân khúc thị trường. Đặc biệt, ngày nay thị hiếu, khẩu vị và thói quen tiêu dùng của khách hàng không chỉ là "ăn chơi" mà còn phải là ăn sạch, ăn tinh túy, ăn vì dinh dưỡng, vì sức khỏe nhiều hơn. 

Vì thế, các đơn vị cần nghiêm túc tìm tòi và cho ra đời những dòng bánh kẹo dinh dưỡng, chất lượng cao, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, không dùng hương liệu hóa hóa chất... Trong dịp Tết, để mang đến điểm nhấn khác biệt cho thị trường ngày đầu năm mới, các sản phẩm bánh kẹo được ưu tiên lựa chọn thường có bao bì bắt mắt, mang đậm màu sắc, không khí Xuân, đặc biệt là đối với dòng sản phẩm dùng làm quà biếu, tặng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt cũng khá chuộng loại bánh kẹo từ Thái Lan, Hàn Quốc vì mẫu mã bắt mắt, khẩu vị lạ. Trong khi đó, dù có giá trị nhập ít hơn nhưng bánh kẹo Trung Quốc có lượng nhập về Việt Nam nhiều hơn cả vì hầu hết bánh kẹo Trung Quốc bán theo lô (nhập bán theo cân - kg) giá rẻ nhưng lượng lớn.

Tổng giá trị nhập mặt hàng bánh kẹo của ba thị trường trên đạt gần 94 triệu USD, chiếm gần 30% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.

Mấy năm trở lại đây, trên mâm ngũ quả của người Việt dịp lễ tết, hoa trái, bánh kẹo nhập ngoại được sắp sẵn để thờ gian tiên, trưng bày trong gia chủ. Trong khi đó, ngày càng nhiều loại hoa quả, bánh kẹo ngoại được trung bày, bao bọc và thiết kế tinh xảo, bắt mắt có giá bán cao hơn nhưng được người tiêu dùng khá hài lòng khi mua sắm mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Thực tế này chứng minh cho xu hướng hội nhập và đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng làm lộ điểm yếu cố hữu của hoa quả và bánh kẹo Việt như: mẫu mã sơ sài, thương hiệu kém, khẩu vị đơn điệu và đặc biệt những sản phẩm độc lạ của quê hương đã, đang và sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt ngay chính sân nhà.

Minh Thu (t/h)

Tin khác

Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.