SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện mới giúp chống lại tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2

08:04, 16/03/2023
(SHTT) - Giới Y học vẫn đang tiếp tục gồng mình đối phó với Covid-19 khi các biến thể vẫn liên tục phát triển. Các phác đồ, phương pháp điều trị mới phải luôn được cập nhật, và một loại thuốc uống kháng virus mới có khả năng ức chế nhiều chủng SARS-CoV-2 đang được thử nghiệm.

Mới đây, nhóm nghiên cứu tại đại học Yale (Mỹ) đã công bố nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Genetics. Theo đó, họ phát hiện một cơ chế mới thông qua các gen mã hóa angiotensin 2 (ACE-2), ‘cửa ngõ’ giúp SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một loại thuốc khánh virus mới có khả năng ức chế nhiều chủng SARS-CoV-2.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, loại thuốc này có khả năng chặn ‘cửa ngõ tấn công’ đó, thậm chí trở thành phương pháp điều trị cho tất cả biến thể SARS-CoV-2 hay bất kỳ loại virus tương tự SARS.

thuoc_dieu_tri_covid19

 

"Một loại thuốc mới vừa có thể đáp ứng đúng quy trình điều trị của các phương pháp hiện có vừa giúp điều trị trình trạng kháng thuốc và nhiễm trùng ở bệnh nhân mắc Covid-19 đang được triển khai”, TS Craig Wilen và TS Cigall Kadoch tại Viện Ung thư Dana-Farber chia sẻ, thành viên chủ chốt của nghiên cứu này cho biết.

Năm 2021, nhóm nghiên cứu của TS Craig Wilen tại Đại học Yale đã công bố thí nghiệm thực hiện sàng lọc di truyền để xác định các yếu tố vật chủ cần thiết cho quá trình lây nhiễm SARS-CoV-2. Một trong những yếu tố quan trọng là phức hợp tái cấu trúc nhiễm sắc thể chuyển đổi/sucrose không thể lên men (mSWI/SNF, còn được gọi là BAF) ở động vật có vú, phức hợp là một nhóm gồm hơn chục protein được bảo vệ dành cho một số gen nhất định.

“Tại thời điểm đại dịch nổ ra, đó vẫn là khái niệm hoàn toàn xa lạ với tôi và chúng tôi không thể hiểu tại sao nó lại quan trọng đối với virus SARS-Cov2. Do đó, nhóm đã hợp tác với các chuyên gia về phức hợp protein này thuộc Phòng thí nghiệm Kadoch tại Viện Ung thư Dana-Farber và Trường Y Harvard để tìm hiểu cơ chế hoạt động, tại sao phức hợp này có thể làm cho các tế bào dễ bị nhiễm virus và liệu các loại thuốc mới chống lại các phức hợp này có thể gây nguy hiểm hay không”, Craig Wilen phát biểu.

Vào thời điểm nhóm bắt đầu nghiên cứu, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng sáu phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng trong trường hợp khẩn cấp, nhưng không phương pháp điều trị nào trong số này có tác dụng chống lại các biến thể Omicron mới nhất. Điều này khiến các bác sĩ lâm sàng phải dùng remdesivir (loại thuốc chỉ có thể được sử dụng qua đường tĩnh mạch và được khuyến cáo hạn chế sử dụng); molnupiravir (một loại thuốc uống có tác dụng tương tự như remdesivir) nhưng chỉ đạt hiệu quả 30%; và Paxlovid (một loại thuốc uống kháng virus hoạt động thông qua việc ức chế protease của virus).

Theo TS Wilen, Paxlovid là phương pháp điều trị chính hiện nay với hiệu quả tốt nhất, nhưng các biến thể kháng thuốc này tiếp tục phá hủy hiệu quả tuyệt đối của thuốc này. Chính điều này yêu cầu cần phải nhanh chóng tìm ra loại thuốc mới có thể ức chế các loại biến thể kháng thuốc. 

Theo công bố, nhóm nghiên cứu phát hiện việc phá vỡ các phức hợp mSWI/SNF có hiệu quả trong ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào tế bào con người. Vì mSWI/SNF có thể điều chỉnh việc bật và tắt gen, nên giả thuyết được đưa ra cho rằng phức hợp này cũng có thể kích hoạt thụ thể ACE-2. Sau đó, nhóm phát hiện ra cơ chế hoạt động của phức hợp này: mSWI/SNF liên kết với một protein khác gọi là HNF1A (một yếu tố phiên mã), hướng nó đến gen mã hóa ACE-2. Khi phá vỡ các phức hợp mSWI/SNF, tế bào không thể tạo ra ACE-2 nữa và chống lại sự lây nhiễm của bất kỳ loại virus nào sử dụng thụ thể đó, bao gồm các virus Corona.

Các chất ức chế phân tử nhỏ nhắm vào mSWI/SNF được phát triển bởi công ty Foghorn Therapeutics do TS Kadoch thành lập và đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng như một liệu pháp điều trị một số bệnh ung thư. Wilen và Kadoch phát hiện ra rằng nhóm thuốc này có hiệu quả chống lại nhiều biến thể của SARS-CoV2, bao gồm cả chủng kháng remdesivir mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào đối với tế bào. 

TS Wilen tin rằng các loại thuốc trong các thử nghiệm lâm sàng này có khả năng được tái sử dụng để ức chế cả virus Corona hiện tại và tương lai. Hơn nữa, nhóm hy vọng công trình này có thể là câu trả lời đầy đủ nhất về lý do tại sao một số người và các loại tế bào cụ thể có thể dễ bị nhiễm virus SARS hơn. Trong tương lai, giới y học cần tiếp tục xem xét lý do tại sao một số bệnh nhân Covid không có triệu chứng trong khi nhiều bệnh nhân chuyển nặng và tử vong.

COVID-19 có thể vẫn chưa phải đợt bùng phát virus nghiêm trọng nhất. Phòng thí nghiệm của TS Wilen cũng đang nghiên cứu các loại virus SARS xuất hiện ở loài dơi hoang dã có nguy cơ lây nhiễm sang người cao nhất và gây ra đại dịch tiếp theo. Nhiều loại virus trong số này sử dụng ACE-2 làm thụ thể, điều đó có nghĩa là nghiên cứu mới này sẽ là chìa khóa quan trọng để làm chậm hoặc ngăn chặn đợt bùng phát dịch tiếp theo.

Thùy Mai 

Tin khác

Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.