SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 04/10/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Thế giới lần đầu tiên thành công nhân bản chuột từ tế bào đông khô

07:13, 07/07/2022
(SHTT) - Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã thành công trong việc nhân bản loài chuột từ tế bào đông khô. Đáng nói, những cá thể được nhân bản này sau khi phát triển vẫn có thể duy trì khả năng sinh sản và các yếu tố sự sống khác tương tự như một cá thể chuột thông thường.

Một số hoạt động của con người đang trực tiếp giết chết hoặc phá hủy môi trường sống của động vật, khiến chúng tuyệt chủng với tốc độ báo động. Nhiều loài cần đến các nỗ lực bảo tồn và nhân giống mới có thể duy trì sự tồn tại, và một trong những nỗ lực đó là nhân bản.

Tuy nhiên, nhân bản rất tốn kém và có thể thất bại. Thông tin di truyền được lưu trữ ở nhiệt độ cực thấp và khi xảy ra mất điện hoặc sự cố khác với tủ đông, vật liệu di truyền sẽ bị phá hỏng. Ngoài ra, nhân bản còn phụ thuộc vào việc chiết xuất tinh trùng khỏe mạnh, một nhiệm vụ không dễ dàng.

Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature hôm 5/7 đã chứng minh tính khả thi của việc nhân bản chuột chỉ bằng tế bào soma (không phải tế bào tinh trùng hay trứng) đông khô. "Chúng tôi đã chứng minh rằng các tế bào soma đông khô có thể tạo ra những bản sao khỏe mạnh và có khả năng sinh sản. Phương pháp này có thể quan trọng với việc tìm ra những giải pháp 'ngân hàng sinh học' không cần nitơ lỏng, rẻ hơn và an toàn hơn", nhóm nghiên cứu viết.

Các kỹ thuật nhân bản hiện tại đòi hỏi phải tách tinh trùng hoặc trứng, ví dụ trường hợp của tê giác trắng phương Bắc cuối cùng, rồi lưu trữ dài hạn tinh trùng và phôi đến khi có thể đưa chúng vào một con cái. Trong nghiên cứu mới, chuyên gia Teruhiko Wakayama cùng đồng nghiệp tại Đại học Yamanashi sử dụng các tế bào soma đông khô để cung cấp vật liệu di truyền cần thiết cho việc nhân bản. Họ lấy mẫu tế bào soma từ chuột và mang chúng đi đông khô - quá trình đông lạnh mẫu, sau đó loại bỏ băng. Cách này cho phép đông lạnh mẫu trong 9 tháng.

Chuot-thi-nghiem-5772-1657100135

 

Các tế bào chết trong quá trình trên, nhưng nhóm nghiên cứu có thể thực hiện chuyển nhân tế bào soma và phục hồi nhân - bộ phận chứa mọi thông tin di truyền cần thiết để tạo ra phôi nang giai đoạn sớm. Tiếp theo, họ có thể tạo ra các dòng phôi ổn định từ mẫu vật đông lạnh. Sau khi đưa chúng vào cơ thể chuột cái, những lứa chuột con nhân bản khỏe mạnh chào đời. Khi đủ tuổi, các con non này tiếp tục giao phối, cho thấy chúng hoàn toàn có khả năng sinh sản.

Nghiên cứu mới đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc nhân bản, nhưng vẫn có những hạn chế. Đông khô gây ra nhiều tổn thương ADN hơn so với các phương pháp truyền thống và việc nhân bản tế bào soma có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh. Những vấn đề này cần được giải quyết trước khi các nhà khoa học sử dụng chúng để cứu các loài vật bị đe dọa.

Thu Thảo

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Giải Nobel Y sinh năm 2023 đã vinh danh hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman nhờ công trình nghiên cứu về vaccine mRNA hiệu quả phòng bệnh COVID-19.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
TS. Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Cục trưởng Công nghiệp Công nghệ Thông tin truyền thông đánh giá Đà Nẵng có cơ hội phát triển công nghệ thiết kế, vi mạch bán dẫn sau Hiệp định đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Sau khi phát hiện dầu phanh có nguy cơ rò rỉ dẫn tới khả năng cháy khi để phương tiện ngoài trời, Hyundai và Kia đã có thông báo triệu hồi đối với 3,37 triệu phương tiện nằm trong diện ảnh hưởng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trải qua 3 năm hình thành và phát triển, Hội đồng doanh nghiệp 4.0 Việt Nam (BAV 4.0) đã dần khẳng định được vị thế, vai trò sứ mạng trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nhân doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, trong những chính sách quan trọng trong tiến trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) được xác định là nền tảng để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.