SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Thanh Hoá: Tự hào những thành quả xây dựng nông thôn mới

14:10, 24/04/2023
(SHTT) - Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đang làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh.
THANH HOA

 Thanh Hoá tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, diện mạo mới

Chiều ngày 22/3/2023, Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện CTMTQG Xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, trong hội nghị đã chỉ rõ những kết quả to lớn, hết sức tự hào mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã đạt được, đồng thời cũng thấy được những khó khăn thách thức mà Thanh Hoá phải vượt qua để đạt được những kết tốt đẹp trong thời gian tới, đạt được mục tiêu Thanh Hoá trở thành tỉnh kiều mẫu như Bác Hồ từng căn dặn.

 Hội nghị tổng kết Thanh Hoá vinh dự được đón các đồng chí Trung ương về dự, có đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng BCĐ Trung ương các CTMTQG; đồng chí Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đại diện các Ủy ban của Quốc hội; các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo Văn phòng điều phối NTM Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia…

Về phía tỉnh Thanh Hóa có đại diện thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh; các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, lãnh đạo các địa phương, các ngân hàng, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp điển hình XDNTM và xây dựng sản phẩm OCOP trong tỉnh…: đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh; đồng chí Lại Thế Nguyên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh; đồng chí Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh; đồng chí Trịnh Tuấn Sinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Đức Giang - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo kết quả thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2022 đạt 3,62%.Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97%. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút thêm 2 doanh nghiệp thu mua, chế biến lúa gạo; 9 doanh nghiệp thu mua, chế biến rau quả, nâng tổng số doanh nghiệp thu mua chế biến gạo trên địa bàn tỉnh lên 7 doanh nghiệp, tổng công suất 180.000 tấn; 25 doanh nghiệp thu mua, chế biến rau quả.

 Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 39 khu, cụm trang trại chăn nuôi tập trung. Việc củng cố, phát triển hợp tác xã (HTX) được các địa phương tiếp tục quan tâm, thực hiện có hiệu quả, và đến nay toàn tỉnh có 749 HTX nông nghiệp đang hoạt động, trong đó 523 HTX hoạt động hiệu quả và có tham gia liên kết bền vững, chiếm 69,8% và 2 liên hiệp HTX; 841 trang trại, 1.147 tổ hợp tác trong nông nghiệp; 51 HTX có sản phẩm OCOP được công nhận, xếp hạng. Năm 2022 toàn tỉnh Thanh Hoá tạo việc làm mới cho 58.950 lao động, trong đó đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 10.920 lao động, tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 70.100 người.

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, các địa phương có điều kiện huy động nguồn lực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Cùng với nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn tỉnh hỗ trợ xây dựng NTM, nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án và huy động các nguồn lực khác, các địa phương đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hơn 2.779 km đường giao thông nông thôn, 933 km kênh mương và rãnh thoát nước, 229 công trình thủy lợi. Cùng với đó, 2.677 phòng học, 1.269 km đường điện, 331 trạm biến áp, 75 trung tâm văn hóa - thể thao xã, 731 nhà văn hóa thôn, 66 chợ nông thôn, 78 trạm y tế, 38 công sở xã, 59 công trình cấp nước sinh hoạt, 18 bãi chứa rác thải tập trung, xử lý ô nhiễm môi trường và 130 nghĩa trang theo quy hoạch cũng được xây dựng mới. Nhân dân các vùng quê trong tỉnh cũng huy động nguồn lực để chỉnh trang, xây mới trên 46.000 nhà ở dân cư theo tiêu chí NTM.

 Xây dựng NTM cũng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp, văn hóa đặc trưng của các dân tộc, các địa phương trong tỉnh; khơi dậy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tạo nên mối quan hệ gắn bó cộng đồng ở các khu dân cư. Với những cách làm phù hợp, hiệu quả, trong 2 năm 2021 - 2022 và quý I/2023, Thanh Hóa đã có thêm 4 đơn vị cấp huyện, 35 xã và 148 thôn, bản được công nhận đạt Chuẩn NTM; 53 xã đạt NTM nâng cao; 11 xã và 254 thôn, bản đạt Chuẩn NTM kiểu mẫu; 223 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bình quân chung toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí NTM/ xã. Niềm tin và sự kỳ vọng đối với sự thành công của Chương trình xây dựng NTM sẽ là nền tảng, động lực để Thanh Hóa hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

THANH HOA1

  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng đoàn, các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan sản phẩm OCOP của tỉnh.

Toàn tỉnh Thanh Hóa đã huy động được trên 13.900 tỷ đồng để phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thực hiện các tiêu chí NTM, xây dựng các sản phẩm OCOP. Trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai quyết liệt, hiệu quả, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, các ban, sở, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố bám sát hướng dẫn của Trung ương, kế hoạch của tỉnh để tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động phát triển sản phẩm OCOP. Trong giai đoạn 2021-2022, các địa phương đã rà soát, đăng ký 250 sản phẩm có lợi thế đưa vào kế hoạch hỗ trợ, phát triển sản phẩm và đánh giá theo chu trình OCOP.

Kết quả, đã tổ chức đánh giá 245 sản phẩm, trong đó hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận 223 sản phẩm OCOP và 1 sản phẩm nâng hạng, cho 173 chủ thể OCOP trên địa bàn 154 xã, phường, thị trấn thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Sản phẩm sau khi được công nhận, xếp hạng OCOP cấp tỉnh đều tăng trưởng cả về quy mô, số lượng và doanh thu bán hàng khoảng 15 - 20%... Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2022 đạt 37,52 triệu đồng, tăng 0,62 triệu đồng so với năm 2020.... Nhiều công trình hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo; nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả được triển khai, nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

 Tính đến ngày 15/3/2023, toàn tỉnh Thanh Hóa có 700 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM, chiếm 52,4%; 317 thôn/bản kiểu mẫu, chiếm 9,4% tổng số thôn bản toàn tỉnh. Điển hình xây dựng NTM cấp thôn là huyện Đông Sơn với hầu hết các thôn đạt chuẩn NTM, trong đó có tới 62 thôn NTM kiểu mẫu, chiếm 72,9% tổng số thôn trên địa bàn. Tiếp đến là huyện Quảng Xương với 40 thôn NTM kiểu mẫu (24,2% tổng số thôn), huyện Hoằng Hóa với 36 thôn NTM kiểu mẫu (15,8% số thôn), huyện Thiệu Hóa với 26 thôn NTM kiểu mẫu (16,8% số thôn)...

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Trong 2 năm qua, CTMTQG xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đang làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại, phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, văn minh.

Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, kết quả xây dựng nông thôn mới giữa thành thị, nông thôn và giữa các vùng, miền trong tỉnh còn chênh lệch khá lớn; đặc biệt đến nay vẫn còn một huyện chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới và trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Vì vậy, hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đánh giá toàn diện những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian tới. Trên tinh thần cầu thị để phát triển, đồng chí đề nghị các đại biểu dự hội nghị, từ thực tiễn công tác của mình, tập trung trí tuệ, thảo luận, phân tích, đánh giá kỹ về những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị với Trung ương, với tỉnh, nhằm thực hiện hiệu quả CTMTQG xây dựng Nông thôn mới trong năm 2023 và các năm tiếp theo, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

Trong kết luận hội nghị, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh nhấn mạnh: Xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, với mục đích làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng NTM, trong 03 kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII, XIX; Đảng bộ tỉnh đều xác định Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM là chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ. Đồng chí cũng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác xây dựng NTM 2 năm qua trên địa bàn tỉnh. Đồng chí nhấn mạnh: CTMTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện. Từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đến tổ chức thực hiện và nhất là kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở thôn, bản, xã, huyện và tỉnh đều đạt được những thành tích đáng kể.

Để thực hiện thắng lợi CTMTQG xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; cùng với việc quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu trong báo cáo, đặc biệt là ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ NN và PTNT; trong thời gian tới; đồng chí yêu cầu các thành viên ban chỉ đạo tỉnh, các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư CTMTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Khẩn trương rà soát các kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh đã ban hành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, thay thế cho phù hợp, phát huy hiệu quả trong thực tiễn như ý kiến gợi mở của đồng chí Bộ trưởng Bộ NN và PTNT; có giải pháp tháo gỡ những “nút thắt”, “điểm nghẽn” để tạo động lực phát triển sản xuất, thu hút đa dạng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, thực hiện giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội… Tăng cường thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM toàn diện, nâng cao và bền vững, với phương châm “Xây dụng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”. Đối với tỉnh ta, cần thống nhất nhận thức là: Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn giữ vai trò quan trọng, là bệ đỡ, là nền tảng trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, hoạt động phát triển nông nghiệp phải xoay quanh người nông dân, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng sống cho nông dân. Người nông dân phải là trung tâm, là chủ thể, nông thôn phải là nền tảng, là cơ sở và nông nghiệp phải là động lực cho sự phát triển của tỉnh. Các địa phương cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã theo hướng tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, đẩy mạnh XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, gắn với quá trình đô thị hóa, nhất là đối với khu vực ven đô, khu vực được quy hoạch phát triển thành đô thị, các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường… hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại, giàu bản sắc. Làm NTM nâng cao, kiểu mẫu thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả và hài hòa, thực sự đem lại sự hài lòng và hạnh phúc của Nhân dân, để nông thôn luôn luôn và mãi mãi là nơi mà chúng ta muốn sống, muốn đi về.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu và phát triển bền vững; chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao, từ nền nông nghiệp phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị, từ hỗ trợ đầu vào sang vừa hỗ trợ đầu vào, vừa chú trọng hỗ trợ, kết nối đầu ra. bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao.

Thứ tư, Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng nông thôn mới thông minh. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục quan tâm phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thực hành sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn. Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung thuộc Chương trình OCOP, phấn đấu mỗi xã có nhiều sản phẩm OCOP và toàn tỉnh có thêm nhiều sản phẩm OCOP có thương hiệu, có giá trị và sức cạnh tranh cao. Phấn đấu đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, đời sống nông thôn giàu bản sắc văn hóa truyền thống, đưa làng quê nông thôn ngày càng văn minh, bình yên, đáng sống.

Thứ năm, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nông thôn về việc thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp và XDNTM; trong đó, chú trọng việc nâng cao chất lượng các phong trào thi đua XDNTM, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với phong trào thi đua “Chung sức XDNTM”. Đề cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia XDNTM đi vào chiều sâu, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng thôn, bản, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân ở nông thôn; đồng thời, biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, cuộc vận động, đồng thời phê bình, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thiếu quyết liệt, chần chừ, ngại khó hoặc để xảy ra sai phạm.

  Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến tham luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá cao những kết quả đạt được của Thanh Hóa trong XDNTM, đồng thời nhấn mạnh: Thanh Hóa địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều khu vực bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối, việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng khó khăn, suất đầu tư lớn, nhưng có sự quyết tâm, đồng lòng nên đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ đặc thù này, tỉnh càng phải chủ động tìm kiếm cách thức tiếp cận mới, nguồn lực mới. Đồng chí cũng đồng thuận với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà tỉnh Thanh Hoá đã đưa ra để phấn đấu thực hiện XDNTM mới từ nay đến năm 2025, đồng thời lưu ý thêm một số vấn đề để tiếp tục trao đổi, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình.

Thanh Hoá cần chủ động nghiên cứu, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Trung ương để ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với thực tế, theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững. Giải quyết các vấn đề tồn tại trong XDNTM. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo quy định. Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cho các địa bàn khó khăn để góp phần thu hẹp khoảng cách trong xây dựng NTM giữa các vùng, địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh hơn công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện xây dựng NTM ở các cấp, các ngành, nhằm phát hiện mô hình mới, cách làm sáng tạo, để chỉ đạo phổ biến nhân rộng; đồng thời, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế, khuyết điểm trong chỉ đạo.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các CTMTQG tỉnh tin rằng, cùng sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách của đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hoá sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM với kết quả đáng tự hào.

Nguyễn Khang

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Hàng trăm y tá từ khắp California đã mặc áo sơ mi đỏ và cầm biển hiệu ghi “Hãy tin tưởng y tá, không phải AI” biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế San Francisco của Kaiser Permanente để phản đối việc hệ thống bệnh viện lớn sử dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Đó là thông điệp được Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đưa ra tại buổi thăm và làm việc tại Liên hiệp các Hội khoa học và ký thuật Việt Nam (VUSTA) vào chiều ngày 23/4 vừa qua.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) tháng 4/2024 đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024. Trong đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Tỉnh đoàn Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 vào sáng 23/4 tại TP Sầm Sơn.
Liên kết hữu ích