SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Thách thức đối với doanh nghiệp khi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số

07:05, 29/09/2022
(SHTT) - Ngày 28/9, Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ Thông tin Việt Nam (ICT Press Club) đã tổ chức tọa đàm “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt trên môi trường số”.

Buổi tọa đàm được tổ chức theo hình thức thảo luận mở, là diễn đàn để các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nội dung số, kinh tế số chia sẻ về xu hướng phát triển của nền kinh tế online, cơ hội và những thách thức cho các doanh nghiệp Việt khi bước ra sân chơi toàn cầu. Đây là dịp mà đại diện đến từ các cơ quan quản lý cùng lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp nội dung số với những cơ hội và thách thức trên môi trường số để từ đó kết nối các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp và thị trường để có những cơ chế, chính sách dẫn dắt và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trên môi trường số. 

Theo Ban tổ chức, nội dung chính của tọa đàm xoay quanh thảo luận về các chủ đề: Vai trò kinh tế online trên toàn cầu và cơ hội cho các nhà sáng tạo Việt Nam; những thách thức của nhà sáng tạo khi kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số; khung chính sách quản lý và vai trò của cơ quan nhà nước trong thúc đẩy nền kinh tế trực tuyến.

quyen shtt1

 

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các hoạt động kinh doanh trực tuyến đang bùng nổ với đa dạng nền tảng kinh doanh, hình thức giao dịch. Bên cạnh những lợi ích, mô hình kinh doanh trực tuyến cũng mang đến nhiều thách thức, trong đó có vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ, khi mà các hoạt động giao dịch thương mại đã vượt qua giới hạn địa lý, lãnh thổ.

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình... tạo ra các phương thức sáng tạo mới; song cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc tự bảo vệ quyền của các chủ thể và hoạt động của những cơ quan quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan. 

Hiện nay, Việt Nam có gần 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có 4 kỳ lân với định giá hơn 1 tỷ USD và hơn 10 doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) được định giá hơn 100 triệu USD, đầu tư thiên thần cho khởi nghiệp Việt Nam hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2021. Thị trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam đang rất sôi động. Kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển và là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước và nước ngoài muốn mở rộng, phát triển thị trường.

quyen shtt

 

Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận và cho biết, trong quá trình phát triển các doanh nghiệp tham gia trong nền kinh tế internet đang gặp phải những thách thức lớn. Trong đó có thể kể đến, mặc dù hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ khá đầy đủ: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh, Luật An ninh mạng, Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế, hội nhập sâu rộng. Song thực tế trên internet thì rất khó áp dụng các chính sách này cho các chủ thể ở nước ngoài. Cụ thể, thiếu các công cụ hữu hiệu để chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ các doanh nghiệp Việt trên không gian mạng.

Ngoài ra, khả năng áp dụng pháp luật hiện hành với các chủ thể nước ngoài hoặc ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam chưa mạnh khiến tính tuân thủ pháp luật của các chủ thể này chưa cao, gây thiệt hại nhiều cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể trong nước và thiệt hại nghiêm trọng tới nền kinh tế quốc gia.

Bên cạnh đó, kết nối nhiều hơn với tốc độ nhanh hơn cũng làm tăng rủi ro về quy mô và tác động của tội phạm mạng và các cuộc tấn công trên không gian mạng. Đồng thời, sự thiếu hụt lực lượng lao động đảm bảo kiến thức và kỹ năng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; nhiều doanh nghiệp còn non trẻ chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ nước ngoài

Các đại biểu tại tọa đàm cho rằng, để các doanh nghiệp Việt còn non trẻ khi hội nhập vào nền kinh tế internet, rất cần có vai trò “bệ đỡ’ của các cơ quan nhà nước, các hiệp hội, hội quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các vướng mắc, đặc biệt là các vướng mắc về pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của các sản phẩm sáng tạo.

Hương Mi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật tạm giữ trong vụ kiểm tra kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.