SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Tập đoàn Masan có mặt trong cuộc họp soạn thảo Tiêu chuẩn nước mắm

13:39, 13/03/2019
(SHTT) - Theo chia sẻ của ông Lê Trần Phú Đức, cuộc họp tham gia xây dựng dự thảo về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm lần đầu bị hủy và đã tổ chức họp lại với điều kiện có sự tham dự của Tập đoàn Masan (nước mắm Nam Ngư).

Liên quan tới Dự thảo TCVN 1260:2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm, TS Nguyễn Thị Hồng Minh – nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch – AFT trả lời Khoa học & Đời sống: "Sau sự cố về asen, CLB nước mắm truyền thống đề nghị Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT soạn thảo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về nước mắm, đang soạn thảo thì có chỉ định bổ sung thêm thành phần trong Ban Soạn thảo, và có thêm Masan (Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan)”.

Được biết, Dự thảo TCVN 1260:2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm được bắt đầu xây dựng từ năm 2017 bởi Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – đơn vị được Bộ NN&PTNT giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến. Qua 2 năm triển khai thực hiện, đầu năm 2019, Cục đã hoàn thiện và khẳng định đã thực hiện đầy đủ trình tự khi xây dựng dự thảo TCVN này.

masan 1

 Vai trò của Masan trong cuộc họp soạn thảo tiêu chuẩn nước mắm?

Điều đáng quan tâm đó là trong buổi gặp gỡ báo chí trao đổi về dự thảo tổ chức chiều 8/3 – được tổ chức bởi Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ KH&CN) - không thấy ban soạn thảo nhắc tới “nhân tố Masan” đã tham gia cùng soạn thảo dự thảo TCVN này. 

Cũng theo TS Nguyễn Thị Hồng Minh, “ngay sau khi được bổ sung vào thành phần Ban Biên soạn quy chuẩn quốc gia nước mắm, đại diện của Masan đã kiên quyết đòi thay thế cụm từ “nước mắm truyền thống” bằng “nước mắm nguyên chất” và giữ cụm từ “nước mắm” để chỉ nước mắm pha chế công nghiệp”.

Sau này, việc cơ quan quản lý chủ trì soạn thảo không chấp nhận sử dụng khái niệm nước mắm truyền thống là nguyên nhân khiến nhiều nhà khoa học và doanh nghiệp làm mắm phản đối dự thảo TCVN 1260:2019. Những ý kiến phản đối khẳng định phải đưa khái niệm nước mắm truyền thống vào dự thảo và có những tiêu chí để phân biệt với khái niệm nước mắm công nghiệp dùng để chỉ các loại nước mắm pha chế, có sử dụng phụ gia thực phẩm, hương liệu...

Trong khi đó, ông Lê Trần Phú Đức - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nước mắm Phan Thiết cũng trả lời báo Bình Thuận: "Tôi là 1 trong 12 thành viên được Bộ NN & PTNT ký quyết định thay mặt Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết tham gia xây dựng dự thảo. Cuộc họp đầu tiên tôi tham dự rất cởi mở và đưa ra nhiều ý tưởng tốt, mang tính minh bạch cho NMTT lẫn nước mắm công nghiệp. Tuy nhiên, đến tháng 2/2018, không biết vì lý do gì, nội dung cuộc họp đầu tiên hoàn toàn bị xóa bỏ và tổ chức họp lại với điều kiện có sự tham dự của Tập đoàn Massan (nước mắm Nam Ngư). Trong cuộc họp ấy, nhiều nội dung hoàn toàn được thay đổi so với cuộc họp tôi tham gia trước đó. Và khi ban hành dự thảo lần đầu, nội dung không giống với những gì đã bàn luận, có nhiều điểm làm khó cho NMTT. Tôi đã trao đổi qua mail và kịch liệt phản đối những nội dung trong dự thảo. Và sau lần đó, tôi không nhận được bất cứ giấy mời nào để tiếp tục tham gia góp ý cho dự thảo mới dù tôi là thành viên".

masan

Ông Lê Trần Phú Đức - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nước mắm Phan Thiết. Ảnh: Báo Bình Thuận 

Nói về sự can thiệp của Masan đối với việc thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam và việc xây dựng dự thảo nước mắm TCVN 12607:2019, bà Trần Thị Dung – Thành viên Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam chia sẻ với VOV: “Danh sách của Ban vận động thành lập Hội nước mắm Việt Nam có ông Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP Bộ Y tế), bà Phan Thị Kim và một số quan chức của Cục ATVSTP Bộ Y tế, cộng thêm 6 DN của Masan và một vài DN cung cấp muối cho DN này. Chúng tôi tranh luận là Hiệp hội này không có ai sản xuất nước mắm mà cho phép đặt tên Hội có chữ nước mắm ở đây”.

Thư Hà

Tin khác

Tin tức 35 phút trước
(SHTT) - Hàng trăm y tá từ khắp California đã mặc áo sơ mi đỏ và cầm biển hiệu ghi “Hãy tin tưởng y tá, không phải AI” biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế San Francisco của Kaiser Permanente để phản đối việc hệ thống bệnh viện lớn sử dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Tin tức 36 phút trước
(SHTT) - Đó là thông điệp được Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đưa ra tại buổi thăm và làm việc tại Liên hiệp các Hội khoa học và ký thuật Việt Nam (VUSTA) vào chiều ngày 23/4 vừa qua.
Tin tức 36 phút trước
(SHTT) - Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) tháng 4/2024 đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024. Trong đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97.
Tin tức 38 phút trước
(SHTT) - Tỉnh đoàn Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 vào sáng 23/4 tại TP Sầm Sơn.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ cắt giảm thuế lợi nhuận từ sở hữu trí tuệ xuống chỉ còn 5%, đồng thời điều chỉnh Luật Bản quyền để phản ánh sự tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI). Cơ chế mới cũng nhằm thúc đẩy thành phố trở thành trung tâm giao dịch bản quyền.