SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Tăng thuế nước ngọt: Chiêu thức tăng nguồn thu?

06:35, 06/10/2017
(SHTT) - Nước giải khát là ngành có tốc độ tăng trưởng cao ở Việt Nam, đóng góp cho ngân sách Nhà nước rất lớn. Do vậy, với đề nghị bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10% từ năm 2019 sẽ ảnh hưởng tới sản xuất, sức cạnh tranh nội tại của doanh nghiệp.

Người tiêu dùng lao đao

PGS. TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – NGK Việt Nam – cho biết, trước đây người dân hầu như phải uống những loại nước tự pha chế như siro và ngành nước giải khát mới phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây. Có được thành quả này, là sự cố gắng của các doanh nghiệp. Tuy vậy, với đề xuất tăng thuế lên 10% đối với tất cả các loại nước giải khát là vấn đề rất phải suy nghĩ vì nó tác động tới thị trường rất cao, mà hơn thế nữa, thuế này sẽ đánh vào người tiêu dùng.

tang thue nuoc ngot

 

Ông Việt cho biết thêm, trong kinh nghiệm thực tế những năm vừa qua mà Hiệp hội theo dõi, mỗi khi tăng thuế không chắc tổng thu đã được tăng lên cho Nhà nước mà sức tiêu dùng của người dân bị ảnh hưởng đáng kể và điều này tôi nghĩ là những nhà lập pháp và các nhà xây dựng chính sách cần căn cứ vào thực tế của Việt Nam trên cơ sở tại sao tăng lên 10%, việc này là để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng hay vì cần tăng nguồn thu.

Đối với nước ngọt, nhiều nước trong khu vực khi tăng thuế này là nhằm mục đích chống căn bệnh béo phì và đây là lý do chính, còn ở Việt Nam hiện tượng béo phì là bao nhiêu chúng ta chưa có số liệu và chưa có cơ sở. Việc sử dụng các chất có đường hiện nay cũng là một điều mà các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu và xem xét kỹ lượng xem mức độ ảnh hưởng tới sức tiêu dùng, lao động như thế nào với thực tế điều kiện ở Việt Nam ra sao?

Cản trở sự phát triển của ngành kinh doanh giải khát  

Tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm đối với ngành nước giải khát là một điều đáng khích lệ và người tiêu dùng cũng mong muốn một sản phẩm phải có chất lượng và bao bì tốt, điều ấy có thể thấy rất rõ, các doanh nghiệp trong nước bước đầu đã đạt được. Nhưng khi tăng thuế lên 10% sẽ tác động rất rõ tới người tiêu dùng và cả những ngành ăn theo. Ông Việt nêu ra ví dụ cụ thể như người nông dân sản xuất ra mía đường hay ngành sản xuất bao bì và cả những doanh nghiệp vận tải... không biết bao nhiêu người lao động bị ảnh hưởng mà còn liên quan đến ngành này, bởi lẽ hệ thống thương mại của chúng ta rất lớn, do vậy tôi nghĩ việc tăng thuế sẽ tác động đến cả xã hội và như thế cả mặt được và chưa được của chính sách cần được nghiên cứu cũng như cần đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng.

tang thue nuoc ngot a

 

Mức thuế đang áp dụng đối với ngành giải khát Quốc hội đã quyết định tăng thuế 3 năm liền với ngành đồ uống, từ năm 2016 - 2018, chưa kể thuế Giá trị gia tăng tức là thuế thương mại trước đây là 7%. Có thể nói, thuế đối với ngành này hiện rất cao, nếu thời gian tới tiếp tục phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 10% nữa thì Việt Nam sẽ là một trong những nước có sắc thuế với ngành nước giải khát rất cao và tăng liên tục trong những năm vừa qua cũng như tiếp tục tăng trong những năm tới chắc chắc sẽ ảnh hưởng tới sản xuất, ảnh hưởng tới sức mua và tác động tới nhiều ngành khác.

 Hiện nay, sức ép cạnh tranh của ngành này đã rất lớn, trong khi việc tăng thuế được cộng hưởng sẽ gây tác động “kép”, có thể nhiều doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Theo ông Việt, nếu nguyên nhân gây ra bệnh béo phì do sử dụng đường thì việc tăng thuế là hợp lý nhưng thực chất hiện chúng ta chưa có bằng chứng khoa học. Ở các nước phương Tây họ sử dụng một lượng đường rất cao và lượng béo phì cũng rất lớn còn Việt Nam vẫn chưa có bằng chứng rõ về điều này và nếu chúng ta chỉ lấy kinh nghiệm của các nước xung quanh mà không lấy từ thực tế của Việt Nam thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sản xuất và sức cạnh tranh nội tại của doanh nghiệp của chúng ta.

Thu Lan

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.