SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ các sản phẩm OCOP

07:21, 13/07/2022
(SHTT) - Những sản phẩm đạt chuẩn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ nâng tầm cả về giá trị, thương hiệu và tiếp cận tốt hơn với thị trường.

Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia và phát huy của các chủ thể kinh tế trong việc nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm theo nhu cầu thị trường và tái cơ cấu kinh tế theo hướng liên kết. Các sản phẩm có nhiều chuyển biến tích cực rõ nét về chất lượng và bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Và để nâng cao giá trị sản phẩm, các tỉnh thành đã chú trọng hơn tới việc bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Tại Hà Tĩnh, từ thực tiễn có thể thấy rõ công tác thực hiện quản lý và khai thác tốt nhãn hiệu cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm. Theo đánh giá trên một số sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh sau khi được thiết lập quyền SHTT, giá trị thương hiệu và giá trị sản phẩm tăng từ 15-25% và giữ ổn định. Đơn cử như: Bưởi Phúc Trạch tăng khoảng 25%, cam Thượng Lộc tăng khoảng 15%, Nhung hươu Hương Sơn tăng khoảng 20%.

phuc trach

 

Bên cạnh đó, thiết lập quyền SHTT còn tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng trưởng nhanh. Đặc biệt, sản phẩm đã bảo hộ sẽ được pháp luật bảo vệ, góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho chủ thể sản suất, kinh doanh cũng như quyền lợi người tiêu dùng.

Thực tế cũng cho thấy, về SHTT, nếu như trước đây nhiều cơ sở chưa biết “khai sinh” cho sản phẩm thì nay đã biết tìm hiểu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, biết nâng niu, chăm lo, xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Ngành Khoa học và công nghệ (KH&CN) Hà Tĩnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tuyên truyền đến Nhân dân và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về SHTT ở các địa phương. Bên cạnh đó, nâng cao công tác phối hợp, lồng ghép các chương trình, chính sách của tỉnh, địa phương để hỗ trợ, phát triển đồng bộ các sản phẩm; xây dựng hệ thống đấu nối các đơn vị, sở, ngành và địa phương để chia sẻ kinh nghiệm tạo tập, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển sản phẩm OCOP.

Ông Lê Xuân Tùng, Trưởng phòng OCOP, Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh cho biết: "Có thể khẳng định, SHTT trong xây dựng và phát triển sản phẩm là vấn đề quan trọng, cốt lõi, quyết định thương hiệu và khả năng “tiến xa” của sản phẩm. Do đó, bên cạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn hỗ trợ các cơ sở OCOP sử dụng các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể đã được cấp chứng nhận để từng bước xây dựng thương hiệu tập thể thương hiệu vùng cho các sản phẩm đặc sản Hà Tĩnh. Đồng hành cùng các sơ sở trong việc bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm và từng bước xây dựng sản phẩm OCOP quy mô lớn".

Trong khi đó, tại Hưng Yên, toàn tỉnh hiện có 59 làng nghề hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, 350 hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; 729 trang trại cùng một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn phát triển khá toàn diện theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng như: Vùng sản xuất cây ăn quả, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn, rau nguyên liệu phục vụ chế biến. Đây là những lợi thế để các tổ chức, cá nhân sản xuất những sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế tham gia Chương trình OCOP, tạo nên những sản phẩm có giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường.

ocop

 

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bằng những giải pháp cụ thể như: Định hướng tư vấn nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm… Trên cơ sở đó, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, các quy định an toàn thực phẩm và môi trường. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 140 sản phẩm OCOP, trong đó có 116 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt 3 sao, 24 sản phẩm đạt 4 sao.

Thực tế cho thấy, nhiều sản phẩm đặc trưng trước đây sản xuất theo phương thức truyền thống khi tham gia vào Chương trình OCOP đã được chuẩn hóa, sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng. Các sản phẩm sau khi công nhận được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao in và dán trên bao bì sản phẩm, nâng tầm và tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, đủ điều kiện vào các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại. Đồng thời, OCOP sẽ là cơ sở, điều kiện cần thiết để từng bước mở rộng thương hiệu trong nước và phát triển ra thị trường quốc tế.

Theo kế hoạch, năm 2022, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 - 40 sản phẩm, nhóm sản phẩm được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao trở lên. Để đạt mục tiêu trên, tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt nội dung, hoạt động của chương trình; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng sản phẩm OCOP; tập trung hoàn thiện, nâng cấp những sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương và phát triển các sản phẩm đăng ký mới. Tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức như: Thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao trở lên; tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP, phấn đấu xây dựng thêm 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP… Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng và triển khai chính sách khoa học, công nghệ đối với các sản phẩm OCOP theo hướng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển đổi số trong xây dựng và quản lý có hiệu quả nhãn hiệu các sản phẩm OCOP thông qua việc xây dựng phần mềm quản lý sản phẩm, đánh giá phân hạng sản phẩm. Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử trong và ngoài tỉnh.

Minh Thư

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đơn kiện của hãng dược phẩm Vanda để khôi phục bằng sáng chế cho thuốc chống rối loạn giấc ngủ Hetlioz của họ. Điều mà trước đó đã được xác định là không hợp lệ trong một cuộc tranh chấp với các công ty sản xuất thuốc gốc Teva và Apotex.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Những năm gần đây, xu thế phát triển của TMĐT trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng. TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, là công cụ, phương thức kinh doanh phù hợp của xu thế phát triển hiện nay.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Công văn số 1516/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt Innisfree Bija Trouble Facial Foam. Nguyên nhân thu hồi do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Tại khu vực Khu phố 6, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phát hiện và tiến hành khám phương tiện vận tải đầu kéo BKS 89H-006.45 và sơ mi rơ mooc 89R- 014.95 có nhiều dấu hiệu vi phạm.