SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Tái sử dụng găng tay y tế - Ham lợi nhỏ, nguy hại lớn

07:16, 17/10/2020
(SHTT) - Găng tay y tế đã qua sử sụng là loại rác thải đặc biệt nguy hiểm và chỉ định sử dụng 1 lần do các nguy cơ cao gây phát tán dịch bệnh. Tuy nhiên, chỉ bằng 1 vài công đoạn tẩy rửa sơ sài, hàng trăm triệu sản phẩm nguy hại này đã có thể quay lại thị trường.

Ham lợi nhỏ gây hại lớn

Theo chuyên gia về kiểm soát nhiễm khuẩn, găng tay y tế thường được sử dụng trong chăm sóc bệnh nhân, xét nghiệm, thủ thuật phẫu thuật. Do vậy, trong găng tay y tế có tất cả virus, vi khuẩn và tất cả bệnh truyền nhiễm mà bệnh nhân mắc. Do đó, nguyên tắc găng tay y tế chỉ được phép dùng một lần và không được tái sử dụng, nếu sử dụng sẽ lây nhiễm chéo cho các bệnh nhân khác.

Ở các bệnh viện, găng tay y tế được xếp là rác thải nguy hại, được bỏ riêng vào thùng màu vàng, ghi tên khoa - phòng trên túi rác; ghi tên ngày, giờ túi rác phát sinh ra, sau đó được đưa xuống nhà thu gom rác chung của bệnh viện. Hàng ngày, công ty môi trường đô thị sẽ thu gom đưa về khu vực xử lý chung.

Găng tay y tế được khuyến cáo chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất và không được tái sử dụng vì có nguy cơ cao dẫn tới hiện tượng lây chéo bệnh dịch cho người khác. Tuy nhiên, thời gian vừa qua lực lượng chức năng trên cả nước lại liên tục phát hiện nhiều cơ sở thu gom và tái chế trái phép găng tay y tế đã qua sử dụng.

gt-16026515170421010917167

 

Gần đây nhất, lực lượng chức năng đã phát hiện tại kho hàng của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển y tế Trường Thọ có trụ sở tại phường 12 quận Tân Bình, TP.HCM 2.370 thùng găng tay đã đóng gói sẵn, tương đương hơn 2,3 triệu chiếc găng tay là sản phẩm tái chế từ những chiếc găng tay đã qua sử dụng.

Tại hiện trường, đoàn công tác đã bắt quả tang 32 công nhân đang 'phù phép' cho những chiếc  găng tay y tế đã qua sử dụng thành 'hàng mới'' bằng các công đoạn thủ công như đập, vuốt, kéo giãn sau đó đưa vào đóng hộp và dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.

Trước tình trạng y tế nguy hiểm kéo dài từ đầu năm 2020 tới nay, đã có rất nhiều vụ việc tương tự được phát hiện và xử lý trên cả nước nhưng việc tồn tại những cơ sở tái chế găng tay y tế hoặc các đồ bảo hộ y tế khác như quần áo hoặc khẩu trang vẫn còn tiếp diễn. Theo báo cáo, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng qua, các lực lượng chức năng TP.HCM, tỉnh Bình Dương đã triệt phá hàng chục đường dây sản xuất, tái chế găng tay y tế đã qua sử dụng với quy mô cực lớn và thu giữ hàng triệu chiếc găng tay y tế đã qua sử dụng, cùng nhiều tài liệu, phương tiện, máy móc liên quan.

Có thể khẳng định, hành động tái chế các sản phẩm bảo hộ y tế dùng 1 lần là hành động vô cùng nguy hiểm và gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. 

Không chỉ gây hại cho người mà còn làm hại chính mình và người thân

Có 2 loại găng tay y tế thường được sử dụng bao gồm: Loại mỏng thường được các y tá, bác sĩ dùng vào việc tiêm, xét nghiệm; và loại dày hơn dùng trong phẫu thuật, điều trị bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm vì vậy nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng hơn.

Găng tay y tế đã  qua sử dụng được xếp vào loại chất thải y tế nguy hại do có thể chứa các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: Tụ cầu, HIV, viêm gan B,... và dễ khiến người tiếp xúc trực tiếp nhiễm bệnh thông qua các vết trầy xước trên da, qua các niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa.

Đặc biệt, việc găng tay y tế đã qua sử dụng còn có thể chứa Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu. Vì vậy, nước thải thoát ra môi trường thông qua việc xúc rửa có nguy cơ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm gan A là rất cao.

12114985137123434887787566395683075015224621n-1602642300626749399207

 Những quy trình xử lý rác thải y tế thủ công không đảm bảo an toàn sẽ là mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của người công nhân.

Do đó, nếu găng tay y tế nói riêng và các sản phẩm bảo hộ y tế nói chung không được xử lý theo quy trình chuẩn mực có thể trở thành nguồn gây bệnh trực tiếp vô cùng nguy hại trong cộng đồng.

Hành vi tham gia vào các hoạt động tái chế các sản phẩm y tế đã qua sử dụng sẽ không những gây hại cho những người mua phải sản phẩm sau khi bán ra thị trường mà chính bản thân những người thực hiện quá trình tái chế khi tiếp xúc với các sản phẩm bảo bộ đã bị phơi nhiễm dịch bệnh, vi khuẩn sẽ là các cá nhân có nguy cơ bị nhiễm bệnh từ rác thải y tế cao nhất, từ đó trở thành nguồn bệnh đối với xã hội.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp cùng nhiều bệnh dịch khác có thể xuất hiện khi mùa Đông tới, việc tái chế và tổ chức kinh doanh các sản phẩm bảo hộ y tế bẩn sẽ là mối nguy hại lớn đối với toàn xã hội.

Nguy cơ bệnh dịch tiềm ẩn khi mùa Đông tới

Tại cuộc họp thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay diễn ra chiều ngày 15/10 tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh, những đô thị lớn, mật độ dân cư đông, người qua lại nhiều như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang… cũng cần áp dụng biện pháp buộc người dân phải đeo khẩu trang, và xử phạt nếu vi phạm như TP Hồ Chí Minh.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Đặng Quang Tấn cũng nhấn mạnh, mặc dù tình hình dịch bệnh trong nước đã kiểm soát tốt nhưng diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn vô cùng phức tạp, do đó Việt Nam không được lơ là, mất cảnh giác. Đặc biệt, khi mùa đông đang đến gần rất thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 phát triển, lây lan; cần tập trung triển khai biện pháp phòng, chống dịch, trong đó chú trọng nâng cao ý thức của cộng đồng, tăng cường công tác truyền thông.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.030 /1.124 bệnh nhân COVID-19, nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng. Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 8 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 5 ca, số ca âm tính lần 3 là 12 ca.

Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01). Đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

  

Thái An

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Ngày 23/4, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF 2024) với Chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm”.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) vừa phát đi văn bản cảnh báo gửi các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Đó là ý kiến được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặc biệt nhấn mạnh trong buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" diễn ra hôm 22/4 vừa qua.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là nền tảng, động lực tạo đột phá cho sự phát triển, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, ngày 5/2/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 22/4, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội (HHT) đã trao 100 suất học bổng toàn phần trị giá 6 tỷ đồng cho các em học sinh trường THPT Cẩm Thủy 1, THPT Cẩm Thủy 2, tỉnh Thanh Hóa.