SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Tại sao số lượng đơn sáng chế của người Việt Nam còn khiêm tốn?

07:25, 01/10/2019
(SHTT) - Mặc dù người Việt Nam luôn sáng tạo không ngừng nhưng so với các nước khác thì số lượng đơn sáng chế và giải pháp hữu ích của người Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Vậy nguyên nhân từ đâu?

Một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận.

Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế. 

sang che 1

 Tại sao số lượng đơn sáng chế của người Việt Nam còn khiêm tốn?

Theo thông tin từ phía Cục Sở hữu Trí tuệ, tại Việt Nam, tuy số lượng đơn sở hữu trí tuệ nhận và xử lý tăng, nhưng số lượng đơn sáng chế, giải pháp hữu ích của người Việt Nam vẫn còn tương đối khiêm tốn và chưa đáp ứng được đòi hỏi phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên sự phát triển khoa học công nghệ, công nghệ ứng dụng mà trong đó vai trò của các bằng độc quyền sáng chế là hết sức quan trọng.

Nguyên nhân chủ yếu do các chủ thể tại Việt Nam chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều doanh nghiệp chưa biết tạo lợi thế cạnh tranh bằng công nghệ so với các chủ thể kinh doanh nước ngoài.

Mặt khác, do tâm lý sợ mất bản quyền khi bộc lộ các thông tin bí mật nên nhiều người không chọn cách đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích mà chọn cách bảo hộ khác như bảo hộ bí mật kinh doanh.

sang che 2

 PGS.TS. Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Chia sẻ với PV Sở hữu trí tuệ về vấn đề này, PGS.TS. Mai Hà, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: "Đúng là số lượng đơn sáng chế và giải pháp hữu ích của người Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, mặc dù người Việt Nam yêu lao động và có đầu óc sáng tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Khó khăn trong việc thúc đẩy đăng ký, thương mại hóa sáng chế có 2 khâu: Thứ nhất, do thiếu vắng môi trường cạnh tranh lành mạnh, nói cách khác là thiếu vắng môi trường tôn trọng và đánh giá sáng tạo (đó là khi sáng tạo cũng không hơn gì mấy so với không sáng tạo, hay sáng tạo xong thì bị người khác cướp công…), nên người dân không hào hứng sáng tạo. Thứ hai, việc quản lý và bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa thật hiệu quả nên người dân chưa hiểu biết cách thức để đăng ký và cũng chưa quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và thương mại hóa".

Cũng theo ông, để các nhà sáng chế có điều kiện được cống hiến tối đa năng lực và đam mê sáng tạo, thì cần quan tâm đến nhiều yếu tố: "Việc đầu tiên là phải hình thành cho được môi trường cạnh tranh lành mạnh, một môi trường cần sáng tạo, môi trường tôn trọng sáng tạo. Nói thì có vẻ đơn giản, song đó là việc đảm bảo môi trường pháp lý và thực thi pháp lý nghiêm túc, phù hợp với kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Khi có được môi trường cạnh tranh lành mạnh, thì việc làm tiếp theo là cải tổ hoạt động đầu tư và quản lý khoa học và công nghệ. Hình thành hệ thống quốc gia về đổi mới".

Hương Mi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - USPTO yêu cầu các luật sư khi nộp hồ sơ cần nêu rõ vai trò của trí tuệ nhân tạo trong đơn xin cấp bằng sáng chế do lo ngại AI có thể bị lạm dụng trong quá trình tạo ra các phát minh, sáng chế.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tòa án Illinois quyết định rằng Amazon bị phạt 525 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế lưu trữ đám mây của công ty Kove, làm dấy lên những tranh cãi trong ngành công nghiệp công nghệ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Một vụ vi phạm bằng sáng chế đã dẫn đến lệnh cấm bán các mẫu Apple Watch Series 9 và Ultra 2 tại Mỹ. Lệnh cấm này xuất phát từ tranh chấp sáng chế tính năng đo oxy trong máu.