SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Tại sao các kỹ sư - nhà sáng chế nông dân không mặn mà với việc đăng ký bảo hộ sáng chế?

11:46, 17/12/2019
(SHTT) - Có một sự thực nhức nhối hiên nay đó là các nhà sáng chế nông dân dường như không mấy mặn mà với việc đăng ký bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm do chính mình tạo ra. Vậy, nguyên nhân dẫn tới điều này là do đâu?

 Anh  Phạm Văn Hát sinh năm 1972, là hội viên nông dân thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương là người đã cho ra đời rất nhiều sáng chế nông dân và được biết đến không chỉ trong nước mà còn ở cả trên thị trường nước ngoài.

nha sang che pham va hat

Kỹ sư nông dân Phạm Văn Hát đến từ Tứ Kỳ, Hải Dương chia sẻ: "Bản thân tôi có tới hàng chục sáng chế nhưng chỉ mới đăng ký bảo hộ cho 2, 3 sản phẩm nhằm phục vụ mục đích kinh doanh do quá trình đăng ký bảo hộ sáng chế quá tốn thời gian và chi phí".

Chuyện anh nông dân này chưa qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào nhưng đã sáng chế ra nhiều sản phẩm máy nông nghiệp xuất khẩu đi hơn 10 quốc gia và tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước khiến nhiều người phải nể phục. Nhưng với những người nông dân Hải Dương thì những việc làm của Phạm Văn Hát đã không còn là chuyện lạ. Bởi các sáng chế của anh được ra đời từ những cánh đồng quê và phục vụ rất hiệu quả hoạt động sản xuất của bà con nông dân.

Anh Hát tình cờ đến với nghề cơ khí khi được đến phụ việc tại xưởng Bông Sen. Tại đây, anh được chủ xưởng phân công việc nghiên cứu cơ chế hoạt động và sửa chữa máy nổ; dựng khung thành cho công nông đầu ngang. Sau gần hai năm làm việc, với sự cần cù chăm chỉ nên anh đã cơ bản nắm được các nguyên lý hoạt động của máy nổ.

Vào năm 2001, anh đã tự mở xưởng cơ khí tại nhà nhưng thất bại, kinh tế gia đình tổn thất lớn nên vào năm 2010, anh đã quyết định đi Israel để xuất khẩu lao động. Tại đây, bằng kinh nghiệm học hỏi được, anh đã cải tiến và sáng chế ra một số loại máy móc, công cụ lao động như: Máy rải phân tự động, máy cắt rau tự động, máy dọn rau sau thu hoạch và bộ dao cắt hành tiện dụng. Chiếc máy rải phân của anh đã được Israel đề nghị mua bản quyền.  

Đầu năm 2012, anh quyết định quay trở về nước và mở lại xưởng cơ khí. Được các cán bộ Hội động viên, anh đã tiếp tục tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực cơ khí nông nghiệp. Từ sự đam mê nghề nghiệp kết hợp với những kiến thức, kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình lao động tại Israel - một nước có nền nông nghiệp hiện đại, anh đã chế tạo ra nhiều máy móc hữu ích.

Robot dat hat Pham Van Hat

 

Đặc biệt, năm 2014, chiếc máy gieo hạt của anh lần đầu xuất hiện trên thị trường và lập tức được nhiều người tìm đến đặt mua. Anh gọi sản phẩm của mình là "Robot đặt hạt". Ưu điểm của máy là có thể điều chỉnh đặt hạt chính xác theo cự ly định sẵn. Một "Robot đặt hạt" của anh thay thế được cho 40 người làm việc. Vì thế, nếu có máy, gia đình không phải lo thuê lao động đặt hạt cho kịp thời vụ, mà còn chủ động thời gian gieo hạt, trồng trọt.

Sau hai năm nghiên cứu, chế tạo (2012-2014), "Robot đặt hạt" với thương hiệu Phạm Văn Hát đã có mặt không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn chiếm lĩnh nhiều thị trường các nước, như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…, với giá 2.500 USD/chiếc.

hat sang che 4

Phiên bản Robot đặt hạt cho khay ươm của Hát sáng chế

Đến nay, anh Hát vẫn đang tiếp tục nhiều sản phẩm mới để phù hợp với nhu cầu của thị trường. 

Chia sẻ với PV, anh Hát nói yếu tố quan trọng nhất trong các sản phẩm của 'Hát sáng chế' đều được dựa trên các yêu tố tiên quyết như hữu dụng - có thể áp dụng trực tiếp trên thực địa; hiệu quả cao với giá thành phải chăng, phù hợp với túi tiền của người làm nông Việt Nam.

Từ các yếu tố đó, các sáng chế của công ty anh đã gây dựng được uy tín không chỉ ở trong phạm vi đất nước ta mà còn vượt qua biên giới tới với những trang trại và mảnh đồng của các nước bạn.

Khi được hỏi thêm về tầm quan trọng của việc bảo hộ sáng chế đối với các sản phẩm "nhà làm" của mình, anh Hát chia sẻ: "Điều cốt yếu ở các sáng chế mới không phải là nhận được một tấm bằng công nhận mà cái chính phải là tính ứng dụng và sự thiết thực của sản phẩm đối với hoạt động sản xuất thường ngày của nhà nông".

Anh cũng nói thêm rằng, mặc dù tới thời điểm hiện tại đã có tới hơn 40 sáng chế nhưng số lượng sản phẩm được "Hát sáng chế" đem đi đăng kí bảo hộ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nguyên do chủ yếu là bởi quy trình đăng ký bảo hộ quá rườm rà, thời gian chờ đợi quá dài, cũng như tốn chi phí và công sức đi lại. Đó chính là những nguyên nhân lớn dẫn tới việc các nhà sáng chế nông dân như anh Hát không mấy mặn mà với việc đem các sản phẩm sáng chế của mình đi đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Anh Hát cũng tâm sự, việc đưa sáng chế đi đăng ký chỉ nhằm mục đích hợp thức hóa việc đưa sản phẩm ra thị trường cũng như việc kinh doanh với các doanh nghiệp tìm đến với doanh nghiệp của ông.

Bà Đoàn Thị Định - đại diện Công ty Luật sở hữu trí tuệ Trường Xuân - Ageles cho biết: Với những Quy định của pháp luật hiện hành, việc những sản phẩm của những “Kỹ sư nông dân” này muốn được đăng ký bảo hộ là một điều không hề đơn giản và rất khó khăn.

Theo bà Định, kể cả người được học cũng rất khó làm, vì nó quá chuyên môn. Thêm nữa là cách viết làm sao vẫn đăng ký được mà bộc lộ ít nhất đối tượng của mình, phải giữ bí quyết”.

Người nông dân hay doanh nghiệp đều có rất nhiều sáng kiến đi ra từ chính thực tiễn khó khăn trong sản xuất lao động, họ đưa ra các sáng kiến, giải pháp trước tiên là giúp cho mình. Tuy nhiên vì nó tương thích với trình độ phát triển kinh tế Việt Nam, cho nên tính mới, tính sáng tạo chưa được cao, do trên thế giới đã tìm ra rồi, nên việc đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhiều lúc chưa đáp ứng.

“Đặc biệt, thường là người nông dân khi sáng chế ra sẽ bán ngay lập tức, mà khi đã bán thì sẽ mất tính mới, là một trong những điều kiện, công bố sử dụng rộng rãi thì không đăng ký bản quyền sáng chế được”, bà Định chỉ rõ thêm.

Nguyễn Huế

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.