SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 14/06/2025
  • Click để copy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản

12:22, 29/08/2024
(SHTT) - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn “Tái cơ cấu nông nghiệp: Giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản” với sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý, hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

 Thời gian qua, ngành Nông nghiệp thực hiện chủ trương tái cơ cấu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, to lớn, tăng trưởng duy trì ở mức cao - năm 2023 tăng 3,83%, cao hơn mức Chính phủ giao. 6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tăng trưởng 3,38%, nhiều chuỗi giá trị ngành hàng được hình thành, phát triển mạnh mẽ, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đã có mặt tại các thị trường quốc tế (kể cả thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản). Sản lượng các loại cây trồng và vật nuôi chủ lực như lúa, cà phê, cao su, trái cây, thủy sản ngày càng tăng.

2

Diễn đàn phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản 

Chủ tịch liên minh HTX Việt Nam, bà Cao Xuân Thu Vân cho biết: Trong gần 8 tháng năm 2024, hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản trong cả nước có nhiều điểm sáng nổi bậc. Điều này khẳng định việc tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng, thực hiện đúng đường lối phát triển ngành nông nghiệp, trong đó sự đóng góp cực kì quan trọng của khu vực kinh tế hợp tác với hơn 20.000 HTX nông nghiệp và hàng chục ngàn tổ hợp tác nông nghiệp với hơn 3,8 triệu thành viên HTX là nông dân.

Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại và thách thức, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, cạnh tranh ngày càng cao cùng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý; năng suất và chất lượng nhiều nông sản chưa cao trong khi xu hướng tiêu dùng xanh và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường; bảo vệ môi trường; phương thức sản xuất còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Hệ thống logistics và chuỗi cung ứng còn yếu kém, dẫn đến tình trạng thất thoát sau thu hoạch và chi phí sản xuất cao...

1

 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến khẳng định: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững trong chuỗi giá trị nông sản là một vấn đề lớn, một chủ đề quan trọng đối với tăng trưởng, phát triền bền vững của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Ngành Nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trở thành trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực trong nước, đồng thời, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại và thách thức, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, cạnh tranh ngày càng cao cùng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Do vậy, tiếp tục cơ cấu lại và phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định.

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ chia sẻ thêm, ngành Nông nghiệp cần có các giải pháp về tổ chức sản xuất như: Hoàn thiện và công bố quy hoạch các vùng nuôi trồng hàng nông sản xuất khẩu theo từng nhóm hàng đặc trưng trên từng địa bàn; khuyến khích các hộ nuôi trồng sản phẩm nông sản đăng ký chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP…

Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu với vai trò là người điều hành chuỗi cần chủ động tiếp cận và ký kết các bản ghi nhớ về liên kết; sau đó tiến tới ký kết hợp đồng chính thức với các hộ sản xuất trong vùng nguyên liệu đã quy hoạch, theo hướng hợp đồng đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo lập niềm tin cho các hộ nông dân nuôi trồng, khuyến khích họ có trách nhiệm với việc nuôi trồng sản phẩm nông sản xuất khẩu.

PV

Tin khác

Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Theo kế hoạch Bộ Công Thương đề ra, đến năm 2030, 70% dân số trưởng thành sẽ tham gia mua sắm trực tuyến; bán lẻ TMĐT chiếm khoảng 20% tổng mức bán lẻ hàng hóa, 100% giao dịch có hóa đơn điện tử, 80% giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt và 60% doanh nghiệp SME hoạt động trên nền tảng số...
Kinh tế 9 giờ trước
(SHTT) - Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu Ngân hàng UOB (Singapore) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6% cho năm 2025 và 6,3% cho năm 2026. Trong đó, tăng trưởng trong quý II và III năm nay được kỳ vọng đạt 6,1% và 5,8%.
Kinh tế 2 ngày trước
Mong muốn góp phần làm giàu thêm thế giới ẩm thực vốn đa dạng của phố cổ Hội An – nơi giao thoa nhiều nền văn hóa, trong đó có văn hóa Chăm-pa rực rỡ một thời, nghệ nhân Kiều Maily mạnh dạn khởi nghiệp chỉ bằng đôi tay tài hoa và một tình yêu văn hóa Chăm cháy bỏng.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Chứng khoán SSI nhận định nhiều doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển tiêu dùng sau loạt vụ hàng giả.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Chưa đủ cơ sở khoa học chứng minh thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế chứng minh nước giải khát có đường là nguyên nhân chính của bệnh thừa cân béo phì, tiểu đường và việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh thừa cân béo phì và tiểu đường.
. ..