SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Tác hại không tưởng của những chiếc kèn Vuvuzela náo nhiệt trên khán đài bóng đá

12:17, 15/12/2018
(SHTT) - Hòa chung với không khí cuồng nhiệt của các trận bóng đá nảy lửa, các vật dụng dùng để cổ động cũng ngày càng đa dạng hơn. Những năm gần đây, Vuvuzala, đang dần trở nên quen thuộc với mỗi trận bóng đá để tăng náo nhiệt, nhưng ít ai biết được loại kèn gây hại rất lớn tới sức khỏe con người.

 Không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn, chiếc kèn được cổ động viên bóng đá “lăng xê” tại World Cup 2010 còn có thể phát tán nhiều loại bệnh, bao gồm cúm, lao và sởi – các chuyên gia cảnh báo. Nhóm nghiên cứu, do Tiến sĩ Ruth McNerney ở Trường Vệ sinh và Y tế Nhiệt đới Luân Đôn (Anh) dẫn đầu, yêu cầu 8 nam nữ tình nguyện viên khỏe mạnh thổi kèn, sau đó dùng thiết bị laser để đo lượng bọt nước do họ thải ra.

Các chuyên gia phát hiện trung bình kèn vuvuzela tống ra đến 658.000 phân tử aerosol (khí dung)/lít khí và các hạt này bắn vào không khí với tốc độ 4 triệu đơn vị/giây. Trong khi đó, khi được yêu cầu hò hét, các tình nguyện viên chỉ cho ra 3.700 phân tử aerosol/lít khí với tốc độ 7.000 bọt khí/giây. Tiến sĩ Ruth cảnh báo khi tham gia sự kiện thể thao có đông người sử dụng kèn vuvuzela, một khán giả có thể hít vào lượng lớn vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

2

 

Tại giải AFF Cup 2018, Đội tuyển bóng đá Việt Nam đã xuất sắc vượt qua các đối thủ trong những trận đấu trước. Có thể thấy, trong những ngày diễn ra trận đấu, lá cờ đỏ sao vàng, trống được người hâm mộ sử dụng phổ biến để cổ vũ cho đội tuyển. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng nồi niêu, xoong chảo, kèn vuvuzela và nhiều vật dụng khác để cổ vũ, miễn là phát ra âm thanh.

Chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy nhức đầu, khó chịu khi phải "thưởng thức" âm thanh tổng hợp cổ vũ bóng đá phát ra từ chiếc kèn vuvuzela. Xuất phát từ World Cup 2010 tại Nam Phi, có lẽ do âm lượng lớn vượt trội nên nhiều cổ động viên nước ta đã sử dụng kèn vuvuzela để tăng hào khí cho đội nhà.

Theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, ngay sau bàn thắng đầu tiên trong trận lượt về Việt Nam - Philippines, tiếng ồn kỷ lục đạt 121,7 Decibel đã được ghi nhận. Đó là hợp âm của tiếng vỗ tay, sự cuồng nhiệt với đóng góp không nhỏ của kèn vuvuzela.

20100701-co-dong-vien-ha-noi-thoi-ken-vuvuzela-0

 

Nhiều sự kiện thể thao trên thế giới đã cấm sự hiện diện của chiếc kèn này để không làm ảnh hưởng đến các cổ động viên khác. Cổ vũ có văn hóa vì bản thân và mọi người xung quanh cũng là một cách để đội tuyển nước nhà vững tâm thi đấu. Vì vậy, từ ngày hôm nay, nếu có thể, người dân hãy cất chiếc kèn vuvuzela ở nhà như một kỷ niệm cho những chiến thắng vừa qua và sử dụng đôi tay của mình, cùng hô vang khẩu hiệu "Việt Nam chiến thắng!".

An An (t/h)

                                                               

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật tạm giữ trong vụ kiểm tra kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.