SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Tác dụng phụ của những loại thuốc thường dùng

11:00, 08/07/2017
(SHTT) - Thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng, thuốc aspirin, thuốc trị viêm loét dạ dày... là những loại thuốc thường dùng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên những loại thuốc này lại có thể gây ra những tác dụng phụ mà nhiều người không biết.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp có nhiệm vụ ức chế sự rụng trứng, vừa ngăn cản sự làm tổ của trứng ở tử cung. Trong nửa đầu của vòng kinh, thuốc sẽ làm cho trứng không thể rụng được, vì vậy nếu tinh trùng có lọt vào đến vòi trứng đi nữa thì cũng không thể thụ tinh được với trứng, sau 2-3 ngày thì chết. Còn nếu trong nửa sau của kinh kỳ, thuốc sẽ làm cho niêm mạctử cungkhông tiến triển, hậu quả là trứng đã thụ tinh không thể làm tổ tạitử cungđược và tự tiêu đi khi có sự hành kinh xảy ra.

Tuy nhiên, cũng giống như các loại thuốc khác, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng gây nên những tác dụng phụ không thể tránh sau: buồn nôn, tử cung ra máu bất thường, nguyệt san thay đổi, đau đầu, chóng mặt, tức ngực.

tac dung phu cua thuoc tranh thai khan cap

 Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Cũng có những mối lo ngại rằng thuốc tránh thai có thể làm giảm sự hấp thu các vitamin như axit folic và tăng bài tiết qua thận. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit folic, dẫn đến khả năng tăng nguy cơ gây dị tật thai nhi (khi có thai mà vẫn dùng thuốc hoặc ngay sau khi ngừng thuốc).

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh (đặc biệt là các loại thuộc nhóm penicillin có tên bắt đầu bằng “cef”, ví dụ như cefalexin, cefaclor) có thể ngăn cản việc hấp thu vitamin K và giết chết một số lợi khuẩn trong ruột già. Thuốc kháng sinh nhóm Tetracycline như doxycycline (dùng để điều trị mụn trứng cá, nhiễm trùng tiết niệu, bệnh chlamydia…) cũng có thể làm giảm sự hấp thu của cả thuốc kháng sinh và canxi.

tac dung phu cua thuoc khang sinh

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh 

Việc sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng có thể “quét sạch” tất cả vi khuẩn bao gồm cả lợi khuẩn cũng như hại khuẩn và dẫn đến các phản ứng phụ như tiêu chảy và bệnh nấm Candida, cũng như góp phần vào các triệu chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích như đầy bụng và táo bón.

Theo nghiên cứu trên tạp chí Clinical Psychiatry của Mỹ, bằng cách làm thay đổi sự cân bằng của hệ vi khuẩn trong ruột, thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh trầm cảm và lo âu.

Tác dụng phụ của thuốc aspirin

Aspirin có tên chung quốc tế là acid acetylsalicylic. Đây là một loại thuốc cổ điển được dùng từ rất lâu để giảm đau, hạ sốt, chống viêm, ức chế kết tập tiểu cầu. Mặc dù là thuốc cổ điển nhưng hiện nay vẫn được dùng để điều trị một số trường hợp bệnh.

tac dung phu cua thuoc aspirin

 Tác dụng phụ của thuốc aspirin

Thuốc chống chỉ định dùng trong những trường hợp có thể có nguy cơ bị dị ứng chéo như người đã có triệu chứng hen suyễn, viêm mũi hoặc nổi mề đay khi dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid trước đây. Nên nhớ rằng, những người có tiền sử bệnh hen suyễn không được dùng aspirin vì sẽ có nguy cơ gây nên cơn hen; những người bị mắc bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu, loét dạ dày và tá tràng đang diễn tiến; suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận; đặc biệt là người có tốc độ lọc cầu thận thấp và xơ gan phải chống chỉ định dùng.

Các trường hợp sử dụng thuốc aspirin thống kê cho thấy có khoảng từ 6 - 33% người dùng bị các phản ứng phụ nhẹ như: ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát trong dạ dày... Tuy nhiên, hai phản ứng có hại quan trọng cần lưu ý là chảy máu dạ dày và viêm loét dạ dày.

Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng

Một số người khi bị táo bón có khuynh hướng lạm dụng thuốc nhuận tràng, kể cả dạng uống và dạng bơm vào trực tràng. Thực ra, loại thuốc này chỉ có tác dụng ngắn hạn và chỉ nên dùng trong 3 - 4 ngày. Nếu dùng quá lâu, thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt lên màng nhày ruột. Hơn nữa, người bệnh sẽ bị lệ thuộc thuốc. Hậu quả là ruột trở nên lười biếng, nhu động ruột kém, dẫn đến táo bón nặng hơn. Bệnh dần trở thành mạn tính và sẽ trầm trọng thêm khi tuổi càng cao.

tac dung phu cua thuoc nhuan trang

 Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng

Bạn không nên dùng thuốc nhuận tràng thường xuyên và tối kỵ lạm dụng loại thuốc này. Các thuốc nhuận tràng thường hỗ trợ nhu động ruột, nhưng uống quá liều mỗi ngày có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng quá liều khuyến cáo không chỉ dẫn đến mất nước nặng do tiêu chảy kéo dài mà còn làm thay đổi nồng độ các chất điện giải trong máu và có hại cho các cơ quan trong cơ thể, có thể bị liệt đại tràng do mất trương lực… Đặc biệt, không được dùng thuốc nhuận tràng cho người bệnh bị tắc ruột, người bị đau bụng mà chưa có chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu.

Tác dụng phụ của thuốc trị viêm loét dạ dày

Nhóm thuốc kháng axit (antacid) có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày của bạn. Do đó cũng làm cho cơ thể khó hấp thụ canxi, sắt, magiê, kẽm và phốt pho.

Với việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này có thể dẫn đến một số hậu quả như loãng xương, thiếu máu do thiếu sắt và lâu lành vết thương.

tac dung phu cua thuoc tri viem loet da day

Tác dụng phụ của thuốc trị viêm loét dạ dày 

Sự hấp thu các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12, folate và vitamin C cũng bị ảnh hưởng bởi các thuốc ức chế tiết axit dịch vị.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong nghiên cứu mới đây, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đã được phát hiện ở dòng chip M tùy chỉnh của Apple có thể khiến người dùng Mac dễ bị tin tặc tấn công.
Đời sống sáng tạo 1 ngày trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã ban hành Quyết định 405/QĐ-BKHCN công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.