SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Sức ép của nền giáo dục Hàn Quốc nặng nề đến mức nào?

05:46, 11/07/2020
Nền giáo dục Hàn Quốc được xếp hạng rất cao trên thế giới, nhưng sự căng thẳng, sức ép học hành bị coi là là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tự sát cao trong thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-19.

Thời gian biểu của học sinh Hàn Quốc khắc nghiệt đến mức nào?

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền giáo dục xuất sắc nhất trong số các nước phát triển - đây là hiện thực không thể bàn cãi. Không có quá nhiều tài nguyên thiên nhiên, người Hàn đã chọn cách đầu tư dài hạn và lâu bền nhất, đó là con người cùng tri thức.

Tuy nhiên để đánh đổi cho thành tích ấy là tỉ lệ học sinh tự tử cao nhất trong số những quốc gia phát triển trên thế giới. Hiện thực ấy đang diễn ra ở Hàn Quốc. Tự sát là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số người trẻ ở Hàn Quốc năm 2018 – vấn đề nước này đối mặt hơn 1 thập kỷ qua, Yonhap đưa tin. Và một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tự sát tăng cao là do sức nặng của nền giáo dục nước này.

Theo một nghiên cứu năm 2012 của Viện chính sách thanh thiếu niên Quốc gia Hàn Quốc, cứ 4 học sinh lại có 1 có ý định tự tử.

Thi cử ở Hàn Quốc rất cạnh tranh vì học sinh nào cũng muốn thi đỗ trường đại học danh tiếng.

Năm 2018, cứ 100.000 người trong độ tuổi 9-24 thì có 9,1 người tự tử, tăng so với con số 7,7 năm 2017. Kể từ năm 2007, tự sát là nguyên nhân số 1 gây tử vong cho thanh thiếu niên, theo báo cáo của Cục Thống kê Hàn Quốc. Tỷ lệ tự sát tăng lên mức cao nhất vào năm 2009. Cứ 100.000 thanh thiếu niên trong độ tuổi 9-24 thì có 10,3 người tự kết liễu đời mình.

Năm học của học sinh Hàn Quốc kéo dài từ tháng 3 năm trước tới tháng 2 năm sau, chia làm 2 học kỳ - từ tháng 3 tới tháng 7 và từ tháng 8 tới tháng 2. Trung bình, học sinh phổ thông phải dành xấp xỉ 16 giờ mỗi ngày để học và thực hiện các hoạt động liên quan trường học.

Học sinh Hàn Quốc có nghĩa vụ tham gia kỳ thi CSAT (kiểm tra năng lực đại học). Thi cử ở Hàn Quốc rất cạnh tranh vì học sinh nào cũng muốn thi đỗ trường đại học danh tiếng.

Hàng năm, các bậc phụ huynh tại Hàn Quốc chi 18 nghìn tỷ Won (15,87 tỷ USD), tương đương 20% thu nhập bình quân hộ gia đình cho những trung tâm đào tạo ngoài giờ hay các gia sư để nâng cao điểm số cho con cái họ.

Thời gian biểu khắc nghiệt này đã giúp ngành giáo dục Hàn có được các thứ hạng cao trong bảng xếp hạng nhờ thành tích của học sinh, nhưng chúng cũng gần như xóa sổ các hoạt động khác của trẻ em.

Khoảng 75% số học sinh Hàn tham gia 100.000 trung tâm đào tạo ngoài giờ trên khắp Hàn Quốc. Sau những giờ học chính quy là các lớp học phụ đạo, rồi những giờ học gia sư cho đến tận tối muộn. Thông thường một học sinh Hàn sẽ đến trường vào 8h sáng để rồi kết thúc học tập vào 9h30 - 10h tối. Thậm chí vào cuối tuần các em cũng có lớp phụ đạo và học thêm.

Chính thời gian biểu khắc nghiệt này đã giúp ngành giáo dục Hàn có được các thứ hạng cao trong bảng xếp hạng nhờ thành tích của học sinh, nhưng chúng cũng gần như xóa sổ các hoạt động khác của trẻ em.

Giáo dục nặng nề khiến học sinh ít hạnh phúc hơn?

Báo cáo của Pearson hay Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đánh giá cao nền giáo dục của Hàn Quốc và coi học sinh Phần Lan kém tinh thần cạnh tranh ở mảng giáo dục thì thực tế lại cho thấy điều hoàn toàn khác.

Tuy nhiên, khi trẻ em Phần Lan sống hạnh phúc thì các học sinh Hàn lại phải gồng mình trước kỳ vọng của cha mẹ cũng như tranh giành nhau cho sự nghiệp tương lai, qua đó dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.

Cảnh học sinh Hàn Quốc vứt hết sách vở thành đống ngay tại sân trường khi kết thúc kì thi đại học, kết thúc khoảng thời gian chịu sự kìm kẹp của vô vàn “luật nổi” lẫn “luật ngầm" trong quá trình ôn thi.

Số liệu của OECD cho thấy Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới với 28,9%. Quốc gia này cũng đứng hàng "top" về nợ hộ gia đình, trầm cảm, tỷ lệ ly hôn, nghiện rượu… trong OECD. Các cuộc khảo sát cũng cho thấy hơn 50% số học sinh Hàn trong độ tuổi 11-15 stress nặng mỗi ngày vì học hành và thi cử, cao hơn bất kỳ nước thành viên nào của OECD.

Năm 2017, tờ Korea Herald đăng tải báo cáo cho thấy học sinh Hàn Quốc không hề sống hạnh phúc trước áp lực quá lớn từ học hành. Dù an sinh xã hội được nâng cao nhưng khảo sát hạnh phúc cho thấy người Hàn chỉ đứng thứ 33/34 nước. Khi được hỏi về sự hài lòng với cuộc sống, người dân Hàn Quốc cũng chỉ đứng thứ 27/34.

Chỉ số hạnh phúc năm 2014 cũng cho thấy chỉ 67,6% người trẻ Hàn Quốc thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 85,8% của OECD và nguyên nhân chủ yếu là do học hành.

Rõ ràng, ngành giáo dục Hàn Quốc đang đánh đổi hạnh phúc, sức khỏe của cả giới trẻ lẫn xã hội để đổi lấy điểm số.

Mai Hương(T/H)/Sở hữu Trí tuệ

Tin khác

Tin Tổng hợp 5 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 11 tháng trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 11 tháng trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.