SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 15/09/2024
  • Click để copy

Sữa lậu gắn mác 'xách tay': Người tiêu dùng cần thông thái

07:26, 15/10/2021
(SHTT) - Hiện nay, dạo qua các trang mạng xã hội, người dùng Việt có thể dễ dàng mua được các sản phẩm sữa ngoại xách tay. Tuy nhiên chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm vẫn đang là dấu hỏi lớn.

Sữa bột dành cho trẻ em vốn là mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh tại Việt Nam, nhất là các loại sữa nhập ngoại. Tuy nhiên hiện nay, nhiều loại sữa bột gắn mác hàng "xách tay” không có nhãn phụ, hoá đơn xuất xứ, không được kiểm nghiệm chất lượng đang bán tràn lan trên thị trường.

Theo tìm hiểu, sữa bột gắn các thương hiệu nổi tiếng như: Hikid (Hàn Quốc), Meiji (Nhật Bản), Aptamil (Anh), Similac, Pediasure (Mỹ), Blackmores, S26 (Australia)… được rao bán với nhiều mức giá khác nhau trên các trang mạng xã hội, sàn TMĐT... và đều được giới thiệu là hàng xách tay. Theo quan sát, những loại sữa này đều có bao bì, nhãn mác nước ngoài mà không có nhãn phụ hay hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.

Tuy nhiên phần lớn người tiêu dùng khi mua sản phẩm thường ít quan tâm đến việc sản phẩm có nhãn phụ, giấy tờ kiểm định chứng minh nguồn gốc sản phẩm.

sua ngoai xach tay

 Sữa lậu gắn mác 'xách tay': Người tiêu dùng cần thông thái

Trong khi đó, sữa xách tay về thường không có nhiều, dễ bị các loại sữa giả, sữa kém chất lượng trà trộn. Thậm chí có rất nhiều sản phẩm được gắn mác sữa bột các hãng nổi tiếng nhưng lại được “xách tay” từ Trung Quốc về và bán với giá cao ngất ngưởng. Với giá bán trung bình tại Việt Nam khoảng 500.000 đồng/hộp sữa. Đây quả thực là một món hời không tưởng.

Trên chợ mạng, nhiều người mua sữa trẻ em xách tay được rao bán, nhưng không biết rằng người bán thường lấy ảnh, hoá đơn mua hàng của người khác để lừa người tiêu dùng. Trong khi, hóa đơn thì toàn tiếng nước ngoài, người mua dù có thấy hóa đơn cũng chẳng biết thật giả, cũng chẳng đọc được gì.

Và nguy hại hơn, khi mua sữa về, ngay cả cách sử dụng, bảo quản sữa thì người mua đều làm theo hướng dẫn của người bán hoặc tham khảo trên mạng.

Theo các chuyên gia, hiện nay hàng giả, hàng nhái thường được làm từ sản phẩm kém chất lượng, hết hạn sử dụng rồi phù phép thành hàng “xách tay” bán cho người dùng.

Công thức sản xuất của hầu hết các sản phẩm sữa giả này là đường hóa học (đường nhạt, đường ngọt), bột sữa, chất tạo béo, hương liệu đều có nguồn gốc từ Trung Quốc rồi trộn đều và đóng hộp, dán các nhãn hiệu nổi tiếng thành sữa “xách tay”. Thậm chí, các sản phẩm này còn được trộn thêm hương mùi sữa, chất đạm, chất béo giả được mua trôi nổi ở chợ hóa chất để tăng độ “y như thật”.

Hơn nữa, những sản phẩm này hoàn toàn không qua quá trình tiệt trùng, máy hút chân không, tia cực tím hay bất cứ quy trình kiểm nghiệm nào. Chính vì thế, chỉ người sản xuất mới biết rõ được đấy là sữa thật hay giả, còn người tiêu dùng, thậm chí ngay cả người bán cũng dễ dàng bị lừa nếu như không hiểu rõ nguồn hàng.

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã thường xuyên kiểm tra nhưng số vụ phát hiện, xử phạt chỉ mới là bề nổi của tảng băng chìm. Đặc biệt, hàng xách tay hiện được bán chủ yếu qua hình thức trực tuyến, thương mại điện tử, để phát hiện, xử phạt rất khó do sản phẩm được người bán để trong nhà, lực lượng quản lý thị trường muốn kiểm tra trường hợp này phải có quyết định khám nơi ở được chủ tịch quận ký. Có quyết định này không dễ.

Do đó, theo các chuyên gia, một mặt cần nâng cao xử phạt, mặt khác, cần các giải pháp kiểm soát chặt hơn với các tài khoản bán hàng online và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng. Bởi thực tế, việc kinh doanh hàng xách tay hiện nay vẫn được giao dịch chủ yếu qua quảng cáo miệng, hàng hóa không thể được chứng minh là chính hãng. Trong khi đó, dưới các khung khổ hội nhập, hàng nhập khẩu chính hãng về Việt Nam sẽ ngày càng có giá rẻ hơn, chất lượng bảo đảm bởi được kinh doanh, xuất nhập khẩu bởi các doanh nghiệp uy tín. Do đó, để không gián tiếp tiếp tay cho các vi phạm, người tiêu dùng cần cân nhắc lựa chọn các sản phẩm cho bản thân và gia đình. Thay vì chọn hàng xách tay, hãy lựa chọn và sử dụng hàng nhập khẩu uy tín để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình.

Minh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Tổng cục Hải quan đã ra văn bản gửi đến Cục Điều tra chống buôn lậu, cũng như Cục hải quan các tỉnh, thành phố. Nội dung văn bản tập trung vào việc tăng cường công tác Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trong những tháng cuối năm 2024.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA) mới đây đã thông báo về việc thu hồi toàn bộ các lô bánh Trung thu thuộc thương hiệu nổi tiếng Four Seasons Durians sau khi phát hiện mẫu kiểm tra có chứa vi khuẩn gây ngộ độc.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Sở Y tế Hà Nội mới đây đã có thông báo thu hồi thuốc Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg), số GĐKLH: VN-15819-12, Số lô: 0017, NSX: 03/05/23, HD: 02/05/26 do Công ty S.C. Slavia Pharma S.R.L (Romania) sản xuất, Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương Codupha nhập khẩu, do vi phạm quy định về chất lượng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã có văn bản thông báo về việc phát hiện các hàng hóa nghi ngờ làm giả thuốc CETUROXIM 500mg của Vidipha.