SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Sử dụng ca khúc Tiến quân ca để biểu diễn có phải trả tiền bản quyền cho tác giả hay không?

10:57, 01/05/2018
Câu hỏi: Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng tôi có thấy thông tin sẽ thu phí bản quyền khi biểu diễn ca khúc Tiến quân ca ( tức Quốc ca của Việt Nam) khi biểu diễn trước công chúng, sao chép tác phẩm và một số hành vi sử dụng khác. Liệu quy định này có hợp lý hay không?

Trả lời:

Cố nhạc sĩ Văn Cao là người đã sáng tác ra bài hát và được công bố đến công chúng như vậy ông là người có quyền tác giả đối với bài hát và được bảo hộ theo quy định tại Điều 18, 19, 20 của Luật sở hữu trí tuệ 2005.

Theo quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì tác phẩm có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Từ quy định này có thể thấy ca khúc vẫn còn ở trong thời hạn bảo hộ do nhạc sĩ Văn Cao mất vào năm 1995 đến hiện tại mới được 21 năm.

Theo quy định tại Điều 40 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì những đồng thừa kế của tác phẩm là những chủ sở hữu của quyền tác giả và có các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.

tien quan ca

 

Do tác phẩm vẫn còn trong thời hạn bảo hộ nên việc các cá nhân, tổ chức biểu diễn ca khúc tại buổi biểu diễn có thu hoặc sử dụng vào mục đích thương mại khác thì phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. Ngoài ra tổ chức cá nhân được sử dụng trong các trường hợp sinh hoạt văn hóa, chính trị, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào, thì tổ chức, cá nhân không phải xin phép và không phải trả nhuận bút, thù lao cho tác giả (nay là các đồng thừa kế của tác giả). Do vậy, việc VCPMC (trên cơ sở có văn bản ủy quyền của các đồng thừa kế) yêu cầu các tổ chức, cá nhân có sử dụng tác phẩm Tiến quân ca phải thanh toán thù lao cho các đồng thừa kế của tác giả Văn Cao là một việc làm phù hợp với pháp luật, đảm bảo sự quyền của cố tác giả cũng như các đồng thừa kế.

Tuy nhiên gần đây cũng có thông tin vợ của cố nhạc sĩ đã có bức thư ngỏ hiến tặng tác phẩm cho công chúng. Nếu như di nguyện của cố nhạc sĩ hoặc các đồng thừa kế thỏa thuận muốn tặng tác phẩm cho công chúng thì công chúng là chủ sở hữu của quyền tác giả và do vậy sẽ không phải trả thù lao khi sử dụng. Nếu như chỉ có vợ của nhạc sĩ Văn Cao là người muốn tặng tác phẩm thì sẽ không thực hiện được do chưa có sự đồng ý của các chủ sở hữu khác.

Theo luatthaian

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Adam Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang California, đã đề xuất với Quốc hội Mỹ về dự luật buộc các công ty AI tiết lộ những tài liệu có bản quyền được sử dụng để xây dựng các mô hình AI tạo sinh.