SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Sony và Disney chấm dứt hợp đồng bản quyền, Spider Man phải rời khỏi vũ trụ Marvel

10:37, 22/08/2019
(SHTT) - Bản quyền Spider Man giữa Sony và Disney luôn là 1 trong những vấn đề nóng của cộng đồng fan Marvel nói riêng và fan điện ảnh nói chung. Và mới đây xuất hiện thông tin thương vụ bạc tỷ của Sony và Disney chấm dứt, vậy Spider Man sẽ đi về đâu?

Truyền thông quốc tế bất ngờ đưa tin chủ tịch Marvel Studios - Kevin Feige sẽ không sản xuất bất cứ phần phim nào về "Spider-Man" trong thời gian tới khi 2 hãng phim Disney và Sony Pictures không thể đạt được các điều khoản mới về phân chia lợi nhuận.

Theo The Hollywood Reporter, Sony đang đổ lỗi cho Disney vì cắt ngắn sự hợp tác giữa các bên. Đại diện Sony chia sẻ, họ cảm thấy thất vọng khi Kevin Feige - chủ tịch Marvel Studios không còn đóng vai trò nhà sản xuất cho loạt phim ăn khách "Spider-Man".

Thông cáo xuất hiện sau khi trang Deadline đưa ra thông tin cho biết cuộc hợp tác giữa Sony và Disney đã đổ bể. Hai người đứng đầu - Tom Rothman và Alan Horn - không thể đạt được thỏa thuận về mặt doanh thu để tiếp tục chung bước.

disney va sony

 Sony và Disney chấm dứt hợp đồng bản quyền, Spider Man phải rời khỏi vũ trụ Marvel

Hiện tại, các phim riêng về Người Nhện hoàn toàn do Sony đầu tư tiền bạc, còn phía Marvel Studios thuộc Disney bỏ ra chất xám. Sau đó, “nhà chuột” hưởng 5% doanh thu ngay từ ngày khởi chiếu (first dollar gross) tại mỗi thị trường của Spider-Man: Homecoming và Spider-Man: Far from Home, cũng như doanh thu từ các vật phẩm ăn theo (merchandise).

Được biết, nhân vật Peter Parker - Spider-Man ra mắt lần đầu trong Amazing Fantasy vol 1 #15 vào tháng 8 năm 1962, bằng ngồi bút sáng tạo đầy tài hoa của 2 nhà văn vĩ đại: Steve Ditko và Stan Lee,  ngay lập tức đã thổi bùng 1 làn gió mới trong làng truyện tranh thời đó. Trong suốt nhiều năm, Spider-Man đã trở thành con gà đẻ trứng vàng cho Marvel Comics, đồng thời trở thành 1 trong những siêu anh hùng nổi tiếng nhất, danh giá nhất, phổ biến nhất và được yêu thích nhất mọi thời đại.

Nhất là trong thời kỳ mà nền điện ảnh, truyền hình vẫn còn chưa phát triển, chỉ riêng mình chàng Nhện cũng đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Marvel rồi. Tuy nhiên, sau đó thì tình hình bắt đầu có dấu hiệu chuyển biến nhẹ.

Đến giữa những năm 1990, Marvel lâm vào khủng hoảng tài chính nặng nề.

Để cứu vãn tình hình, Avi Arad đã quyết định làm 1 điều bất đắc dĩ mà sau này nó lại trở thành vật cản đường Marvel Studios, nhưng không còn cách nào tốt hơn để cứu công ty khỏi bị phá sản khi đó: Bán bản quyền hình ảnh nhân vật. Theo đó, X-Men và Fantastic Four về tay 20th Century Fox, Spider-Man và Ghost Rider về tay Sony, The Hulk về tay hãng Universal còn Blade thì về tay New Line Cinema. Nắm bản quyền Spider-Man trong tay, Sony đã tạo nên huyền thoại Spider-Man Trilogy, gặt hái rất nhiều giải thưởng danh giá bao gồm cả Oscar, đem lại lợi nhuận hàng tỷ đô (trong khi Marvel chỉ được chia vài chục triệu).

marvel

Để cứu vãn tình hình tài chính bết bát, Marvel đành rao bán “con cưng” của mình 

Trước thành công của Spider-Man Trilogy và X-Men series, Marvel Studios đã thức tỉnh, vươn lên trở thành ông vua phòng vé sau 17 năm dài đằng đẵng, đồng thời cũng dần lấy lại được toàn bộ bản quyền nhân vật mà mình đã bán. Tuy nhiên, họ vẫn chẳng thể lấy lại con gà đẻ trứng vàng: Spider-Man từ Sony. Mặc dù vấp phải sự thất bại sau khi chiếu The Amazing Spider-Man 2, chàng Nhện vẫn đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Sony trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả thị trường game. Vì thế, Sony nhất quyết không bao giờ dại dột mà nhượng bản quyền lại cho Marvel.

Tuy nhiên, điện ảnh vẫn là 1 thị trường thu lợi tiềm năng, 1 thị trường mà Sony không thể không thèm muốn. Nhận thấy thành công của vũ trụ điện ảnh Marvel (MCU), Sony đã chấp thuận cho phép Spider-Man gia nhập vũ trụ điện ảnh này, trong đó có nhiều điều khoản bắt buộc. Trong ba năm qua, hai bên đã đạt thỏa thuận rằng Disney sẽ nhận 5% doanh thu cho mỗi phim Spider-Man do Sony cùng Marvel Studios hợp tác sản xuất, còn phim team-up thì sẽ là 100%. 

Ngoài ra, Disney cũng được phép thu toàn bộ lợi nhuận khác ngoài tiền phòng vé như đồ chơi, sản phẩm ăn theo, doanh thu quảng cáo của các nhãn hàng - 1 nguồn doanh thu được cho là cũng rất khổng lồ. Theo 1 số tin đồn, Sony cũng sẵn sàng trả thêm 1 khoản tiền chưa được tiết lộ cho Disney.

Vân Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ngành âm nhạc ở Anh đang khởi động vụ kiện đầu tiên chống lại công nghệ trí tuệ nhân tạo, bảo vệ bản quyền trước các công ty sản xuất các bài hát giả giọng người nghệ sĩ nổi tiếng.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.