'Sóng' cổ phiếu thép những ngày đầu năm 2021 đang diễn ra như nào?
(SHTT) - Năm 2020, cổ phiếu ngành thép nổi sóng với mức tăng giá vượt xa so với mặt bằng chung của thị trường. Từ năm 2021, triển vọng cổ phiếu ngành thép có thể sẽ phân hóa rõ rệt. Trong đó, HSG và NKG đối mặt bất lợi?
-
Kết luận vụ Nhật Cường buôn lậu hơn 255.000 thiết bị di động, trị giá hơn 2.927 tỉ đồng
-
Thương hiệu ZOCOBY Kem bơ dừa đạt top 10 thương hiệu tin cậy, sản phẩm chất lượng, dịch vụ tận tâm
-
Thiết bị sưởi ấm 'cháy hàng' dịp rét đậm rét hại
-
Combo nội thất giá rẻ - Bí quyết tiết kiệm ngân sách cho vợ chồng trẻ
Năm 2020, cổ phiếu ngành thép nổi sóng với mức tăng giá vượt xa so với mặt bằng chung của thị trường.
Bất chấp dịch Covid-19, giai đoạn từ 1/1/2020 – 31/12/2020, cổ phiếu HPG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã tăng tới 111%. Cổ phiếu HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen còn gây ấn tượng hơn với mức tăng gấp đôi, tăng tới 184%. Trong khi đó, NKG của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim cũng ghi nhận mức tăng lên tới 107%. Cổ phiếu POM của Công ty Cổ phần Thép Pomina dù ở trong diện cảnh báo nhưng vẫn ghi nhận lợi suất tăng lên tới 150% trong năm 2020. Cổ phiếu TLH của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên cũng ghi nhận mức tăng lên tới 93%. Cổ phiếu SMC của Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC và cổ phiếu VGS của Công ty Cổ phần Ống thép Việt Đức VG PIPE cũng tăng lần lượt 88% và 103% trong năm 2020.
Tuy nhiên, trong năm 2020 vẫn có một số cổ phiếu ngành thép ghi nhận tuột dốc như cổ phiếu VIS của Công ty Cổ phần Thép Việt Ý giai đoạn từ 1/1/2020 – 31/12/2020 giảm tới 30% từ 24.800 đồng/cp xuống còn 17.300 đồng cp. Cổ phiếu TIS của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên ghi nhận mức giảm 29% từ 15.500 đồng/cp xuống còn 11.000 đồng/cp.
Bước sang những ngày đầu năm 2021, thị giá cổ phiếu ngành thép vẫn tăng chưa có dấu hiệu dừng. Chẳng hạn, cổ phiếu HSG tăng 13%, từ 22.150 đồng/cp lên 25.100 đồng/cp trong giai đoạn 31/12/2020 - 12/1/2021. Tương tự, cổ phiếu HPG tăng 8%; cổ phiếu NKG, VGS và POM đều tăng 9%; cổ phiếu SMC tăng 4%;… Đáng chú ý, cổ phiếu VIS chỉ tăng nhẹ 1% và cổ phiếu TIS vẫn ‘dậm chân tại chỗ’.
Qua quan sát, "sóng" cổ phiếu thép đến trong bối cảnh hàng loạt các doanh nghiệp ngành này công bố kết quả kinh doanh khởi sắc trong năm 2020.
Trước diễn biến cổ phiếu ngành thép như hiện nay, câu hỏi đặt ra chính là năm 2021 có tiếp tục là một năm bội thu với doanh nghiệp thép lớn tại Việt Nam.
Báo cáo chiến lược đầu tư năm 2021 của Công ty Chứng khoán VNDirect nêu nhận định rằng ngành Vật liệu xây dựng sẽ là ngành được hưởng lợi lớn nhất trong xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng từ năm 2021. Theo nhìn nhận của nhóm chuyên gia, các doanh nghiệp thép xây dựng hàng đầu có thể sẽ giành thêm thị phần trong năm 2021.
Tuy nhiên, VNDirect cho rằng Hoa Sen và Nam Kim sẽ gặp khó khăn về biên lợi nhuận gộp trong năm nay do tình trạng dư cung đến từ sự gia nhập của các doanh nghiệp mới dẫn đến sự cạnh tranh về giá, thêm vào đó là khả năng giảm giá của HRC (nhu cầu thép cuộn cán nóng).
Bên cạnh đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định ngành thép chuẩn bị bước sang trang mới, trong đó chuỗi giá trị là yếu tố sẽ thay đổi cục diện ngành. VDSC cũng cùng quan điểm cho rằng các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép như Hoa Sen hay Nam Kim sẽ đối mặt với nhiều rủi ro trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn so với triển vọng tăng trưởng.
Các rủi ro có thể kể đến là: rủi ro ngành xây dựng trong nước vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực, rủi ro giá thép điều chỉnh giảm, rủi ro bảo hộ thương mại tại các quốc gia xuất khẩu, rủi ro áp thuế nhập khẩu thép HRC... Trong đó, VCBS đặc biệt nhấn mạnh đến rủi ro dư cung và áp lực cạnh tranh lớn đến từ Hòa Phát, đồng thời khẳng định đây là rủi ro lớn nhất trong dài hạn.
Hà Phương (t/h)
-
Tin vui đầu năm mới của ngành sữa: Vinamilk xuất lô hàng lớn đi Trung Quốc
Doanh nghiệp địa ốc mở bán nhà khuyến mãi 'gây sôc' dịp cận tết: Mua nhà tặng xe, tặng kim cương
Thaiholdings công bố lãi lớn nhưng lại 'giấu nhẹm' báo cáo lưu chuyển tiền tệ?
Nguồn cung căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh thấp nhất trong 5 năm qua
-
Tin vui đầu năm mới của ngành sữa: Vinamilk xuất lô hàng lớn đi Trung Quốc
-
Doanh nghiệp địa ốc mở bán nhà khuyến mãi 'gây sôc' dịp cận tết: Mua nhà tặng xe, tặng kim cương
-
Thaiholdings công bố lãi lớn nhưng lại 'giấu nhẹm' báo cáo lưu chuyển tiền tệ?
-
Nguồn cung căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh thấp nhất trong 5 năm qua
-
Bình Chánh sắp lên quận, BĐS địa phương và xung quanh trở nên sôi động
-
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Tùng: Mong muốn giúp đời, giúp người
-
Cảnh báo trong hoạt động đa cấp: Mối liên hệ giữa BBA Toàn Cầu và BBI Việt Nam.
-
Cenland phát hành 450 tỷ đồng trái phiếu sau khi thâu tóm dự án Kim Chung – Di Trạch và KĐT mới Hoàng Văn Thụ
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Các biện pháp tiết kiệm điện năng cực kỳ hiệu quả trong hộ gia đình
-
Giải pháp cho hiệu quả sử dụng năng lương hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh
-
Quảng Ninh triển khai thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng và hiệu quả
-
Quảng Ninh : Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
-
Quảng Ninh : Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
-
Mô hình trường học thông minh tiết kiệm điện ở Quảng Ninh
-
Công tác tiết kiệm năng lượng của tỉnh Quảng Ninh
-
Hiệu quả sử dụng năng lượng trong các khu công nghiệp tại Quảng Ninh
-
Thách thức và tiềm năng trong thực hiện tiết kiệm năng lượng và hiệu quả của Quảng Ninh
-
Quảng Ninh thực hiện các nhóm nhiệm vụ về sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả