SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Sở hữu trí tuệ cần được coi là tài sản có giá trị đối với các doanh nghiệp

09:18, 26/04/2017
(SHTT) - Đối với mỗi quốc gia, doanh nghiệp, năng lực SHTT là một trong những năng lực nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững.
toan canh

Tổng quan  buổi tọa đàm “Sở hữu trí tuệ: Nâng cao vị thế và giá trị doanh nghiệp”.

Ngày 25/4 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tọa đàm “Sở hữu trí tuệ: Nâng cao vị thế và giá trị doanh nghiệp”.

Sự kiện do Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (VIPA) tổ chức.

pham thi thu hang

 Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI nhận định tài sản trí tuệ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế

Phát biểu tại hội nghị, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI nhận định tài sản trí tuệ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, tuy nhiên vẫn chưa được đánh giá đúng.

Doanh nghiệp cần nhận thức rằng, ở trình độ phát triển của xã hội hiện nay, tài sản trí tuệ là loại tài sản vô hình có giá trị kinh doanh lớn hơn nhiều lần so với các loại tài sản hữu hình cộng lại.

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cũng có cùng quan điểm trên khi cho rằng: “SHTT đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị tài sản hữu hình. Việc bảo hộ SHTT góp phần nâng cao năng lực, vị thế của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển nền kinh tế, giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị lớn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước”. 

Ông Phí cho  biết, việc bảo hộ SHTT là công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia. Đối với mỗi quốc gia, doanh nghiệp, năng lực SHTT là một trong những năng lực nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững. Quốc gia, doanh nghiệp nào có được càng nhiều quyền SHTT thì năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp đó càng cao.

ong phi

Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu tại hội thảo

"Doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra GDP. Tuy nhiên, giá trị của quyền SHTT thường không được đánh giá đầy đủ và tiềm năng của quyền SHTT cũng chưa được các doanh nghiệp nhận thức đúng mức. Trên thực tế, khi quyền SHTT được bảo hộ pháp lý và trên thị trường có nhu cầu về các loại sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ SHTT thì khi đó quyền SHTT trở thành một tài sản kinh doanh có giá trị do vậy việc sử dụng các tài sản trí tuệ một cách có chiến lược sẽ nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp", ông Phí chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề này,  PGS - TS Mai Hà - Chủ tịch Hộ Sở hữu trí tuệ Việt Nam (VIPA) - đánh giá: “Tài sản trí tuệ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng vai trò lớn này trong nền kinh tế đang chuyển đổi chưa được đánh giá đúng. Doanh nghiệp cần nhận thức được rằng ở trình độ phát triển của xã hội hiện nay, tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình có giá trị kinh doanh lớn hơn nhiều lần các loại tài sản hữu hình cộng lại”.

Mai Ha

 PGS - TS. Mai Hà - Chủ tịch Hộ Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (VIPA) - đánh giá: “Tài sản trí tuệ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng vai trò lớn này trong nền kinh tế đang chuyển đổi chưa được đánh giá đúng".

Cũng theo TS Mai Hà, bất kể doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì thì chắc chắn là doanh nghiệp đã và đang sử dụng và tạo ra rất nhiều tài sản trí tuệ. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét một cách có hệ thống các biện pháp cần thiết để bảo hộ, quản lý và thực thi quyền SHTT của mình nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất từ quyền này, cũng như cần nghiên cứu để tránh những tranh chấp, kiện tụng tốn kém nếu doanh nghiệp đang vô tình sử dụng quyền SHTT của người khác.

Ông Hà phân tích, khi doanh nghiệp bảo hộ tốt quyền sở hữu tài sản trí tuệ của mình thì doanh nghiệp sẽ có những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Ngoài ra, để tạo dựng được vị trí vững chắc trên thị trường; hạn chế hành vi sao chép của đối thủ cạnh tranh và có quyền yêu cầu đối thủ bồi thường khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cùng với đó, doanh nghiệp còn có thể nâng cao được giá trị khi được định giá bởi các nhà đầu tư, hoặc các tổ chức tài chính nhờ độc quyền sở hữu tài sản trí tuệ có giá trị.

Sở hữu trí tuệ có thể tạo thu nhập cho doanh nghiệp thông qua việc chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo hộ.

"Chính vì vậy, bằng cách tạo thói quen phát hiện và xây dựng các tài sản trí tuệ, cũng như sử dụng những tài sản đó một cách có chiến lược, doanh nghiệp có thể nâng cao doanh thu và giá trị thị trường của mình", ông Hà kết luận.

PV 

 

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.