SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Singapore phát triển thành công quy trình biến phế phẩm quả sầu riêng thành băng y tế

15:47, 21/09/2021
(SHTT) - Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore gần đây đã tuyên bố phát triển thành công quy trình hoàn toàn mới biến vỏ sầu riêng thành băng y tế kháng khuẩn.

Theo thông tin được nhóm nghiên cứu tiết lộ, quy trình để biến những miếng vỏ sầu riêng bỏ đi thành những miếng băng y tế sẽ bắt đầu từ việc cắt nhỏ và đông khô vỏ sầu riêng, sau đó tiến hành triết xuất bột cenllulose từ đây để trộn với glycerol.

Kết quả của quy trình trên sẽ tạo ra hydrogel mềm và cuối cùng được cắt thành các dải băng gel kháng khuẩn có thể sử dụng để tránh viêm nhiễm cho các vết thương trong y tế.

vo-sau-rieng-bang-y-te-1-5705-1632196649

Mô hình biểu thị các giai đoạn trong quy trình biến vỏ sầu riêng thành băng y tế kháng khuẩn. Ảnh Reuters 

Nhóm nghiên cứu cho biết, so với các sản phẩm băng y tế thông thường, băng organo-hydrogel - sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ - được đánh giá có khả năng giữ cho vùng bị tổn thương được mát và ẩm hơn, đồng thời, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.

"Ưu điểm của loại băng y tế này là: ẩm! Vì vậy, nó ngăn vết thương bị khô và giảm cảm giác ngứa, thích hợp cho những người mắc bệnh về da như bệnh chàm", Chen nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, việc sử dụng chất thải thực phẩm và nấm men để làm băng kháng khuẩn tiết kiệm chi phí hơn so với các loại băng có đặc tính kháng khuẩn đến các hợp chất kim loại đắt tiền như ion bạc hoặc đồng.

Chia sẻ về điều khiến nhóm nghiên cứu tạo nên quy trình này, Giáo sư William Chen, Giám đốc chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm tại NTU cho biết, trung bình mỗi năm Singapore tiêu thụ khoảng 12 triệu quả sầu riêng. Lượng tiêu thụ này dẫn đến có một khối lượng vô cùng lớn vỏ và hạt sầu riêng được thải ra môi trường và hầu hết chúng không thể sử dụng để làm bất cứ điều gì.

vo-sau-rieng-bang-y-te-2-copy-6230-1632196649

Giáo sư William Chen (trái) và Tiến sĩ Tracy Cui, các tác giả của nghiên cứu. Ảnh: Reuters 

Do đó, việc có thể tạo ra một quy trình để biến vỏ sầu riêng trở thành nguyên liệu hữu ích sẽ mang lại vô số những hiệu ứng tích cực. Một chủ cửa hàng kinh doanh sầu riêng tại Singapore cho biết, việc có thể tận dụng các phần bỏ đi của trái cây để làm băng y tế sẽ là sự đổi mới lớn giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn.

Nhóm nghiên cứu nói thêm rằng công nghệ này cũng có thể biến chất thải thực phẩm khác như hạt đậu nành và ngũ cốc đã qua sử dụng thành hydrogel, giúp hạn chế lãng phí thực phẩm của đất nước.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.