SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Sẽ không cần tới thuốc để điều trị tiểu đường trong tương lai

17:07, 04/11/2019
(SHTT) - Các nhà nghiên cứu tại Mỹ mới đây đã thử nghiệm thành công trên chuột một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường mới mà không cần tới sự can thiệp của thuốc uống.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Tufts, Mỹ, đã cấy các tế bào beta của tuyến tụy vào cơ thể những con chuột bệnh tiểu đường để khiến lượng insulin do các tế bào tuyến tụy sản sinh ra gia tăng gấp 2-3 lần. Việc này là để bù đắp cho việc sản sinh insulin thấp hơn hoặc giảm đáp ứng insulin ở những con chuột bị mắc bệnh tiểu đường.

Công bố kết quả nghiên cứu trên ACS Synthetic Biology, các nhà khoa học tuyên bố nồng độ glucose có thể được kiểm soát mà không cần sự can thiệp của dược lý.

te bao beta tuyen tuy

Các tế bào beta của tuyến tụy sẽ được thiết kế để tiết ra insulin dưới ánh sáng xanh 

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng insulin là một loại hormone đóng vai trò trung tâm trong việc kiểm soát mức độ lưu thông glucose - nhiên liệu được các tế bào sử dụng.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), hơn 30 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường. Khi bị bệnh tiểu đường thể 2, dạng bệnh phổ biến nhất, các tế bào cơ thể mất khả năng đáp ứng với insulin và do đó, mức đường huyết có thể ở ngưỡng nguy hiểm và tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để bù đắp.

Khi được điều trị bằng thuốc khiến các tế bào beta tuyến tụy tăng sản xuất insulin hoặc bằng cách tiêm trực tiếp insulin thì ngoài nguồn insulin tự nhiên, việc điều chỉnh lượng đường trong máu là quy trình thủ công.

Các nhà nghiên cứu quyết định phát triển một cách mới để tăng cường sản xuất insulin trong khi duy trì mối liên hệ giữa việc tiết insulin và nồng độ glucose trong máu.

Họ đã đạt được điều này bằng cách sử dụng phương pháp optogenetic (một kỹ thuật sinh học liên quan đến việc sử dụng ánh sáng để kiểm soát các tế bào trong mô sống) dựa trên các protein thay đổi hoạt tính của chúng tùy thuộc vào lượng ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc cấy ghép tế bào beta tuyến tụy vào cơ thể chuột mắc bệnh tiểu đường đã cải thiện sự dung nạp và điều hòa glucose.

An An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.