SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Sau tay chân miệng, dịch sởi đang khiến các bậc cha mẹ đứng ngồi không yên

16:06, 12/10/2018
(SHTT) - Khi dịch tay chân miệng vẫn còn chưa được khống chế, các ca mắc mới liên tục nhập viện thì các bậc phụ huynh lại phải đối diện tiếp với dịch sởi.

Hiện nay dịch sởi đang có chiều hướng bùng phát trên diện rộng. Số liệu từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP. HCM cho thấ , mỗi tuần có khoảng 30-35 ca trên toàn thành phố. Còn tại Hà Nội, tính từ đầu năm đến nay có khoảng 400 trường hợp mắc sởi được ghi nhận.  Các bác sỹ đang lo ngại rằng bệnh sởi sẽ trở thành dịch lớn như năm 2014.  Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cảnh báo, chu kỳ của bệnh này là sau 4-5 năm có thể bùng phát do mỗi năm vẫn sót lại khoảng 10% trẻ chưa được tiêm chủng.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh. Virus sởi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Tại đây, virus nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó, virus vào máu và người bệnh phát ra những tín hiệu như sốt, mệt và phát ban. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyến hoặc lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyến.  Bản thân bệnh sởi không gây tử vong nhưng nó biến chứng thành các bệnh như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não rất nguy hiểm cho tính mạng.

Trẻ em dưới 4 tuổi dễ mắc bệnh sởi

Các triệu chứng của bệnh sởi đó là sốt, ho khan, chảy nước mũi, mắt đỏ, sợ ánh sáng, xuất hiện những nốt nhỏ ở trong khoang miệng và những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau ở toàn thân. Nếu có những biểu hiện trên nên đưa bé tới ngay trung tâm y tế để thăm khám, tuyệt đối không tự chữa bằng các phương pháp như mẹo hay bài thuốc dân gian khiến bệnh trầm trọng hơn. Đây là loại bệnh gây suy giảm miễn dịch nên bệnh nhân dễ mắc bệnh khác vì vậy trong quá trình mắc bệnh hay sau khi đã khỏi nên bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường sức để kháng để nhanh chóng hồi phục về thể chất.

Để khống chế tình hình, tránh dịch chồng dịch, Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế) phát động một số đợt tiêm vét để giảm nguy cơ dịch sởi bùng phát. Đơn vị này khuyến cáo người dân nên chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi  hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

Quang Duy

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Thông tin tại buổi Họp công tác Triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 3/2024, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, hiện, thành phố Hà Nội đã hoàn thành 10/12 nhiệm vụ của Đề án 06.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Bộ Y tế, bãi bỏ 12 thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe, khám sức khỏe định kỳ của người lái ôtô... không đồng nghĩa với việc thi bằng lái xe là không cần phải khám sức khỏe.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVII, ngày 27/3, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã báo cáo nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thông báo sẽ triển khai đồng loạt thu phí không dừng (ETC) tại 5 sân bay gồm: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất từ ngày 5/5/2024.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, trước số 32/47 An Dương, CAP Yên Phụ, quận Tây Hồ phối hợp cùng Đội QLTT số 9 tiến hành kiểm tra xe moto BKS: 29C1-58385 do N. T. D,SN 1980, nơi thường trú: Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội điều khiển.