SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Sau sự cố nhiễm bẩn, 2 triệu liều vaccine Johnson & Johnson bị hủy bỏ tại Nam Phi

07:25, 15/06/2021
(SHTT) - Tổng thống Nam Phi, ông Cyril Ramaphosa tuyên bố, nước này sẽ hủy bỏ 2 triệu liều vaccine Johnson & Johnson sau sự cố tại nhà máy sản xuất ở Mỹ.

Cụ thể, quyết định của Nam Phi được đưa ra sau khi phía Mỹ xác nhận, các nguyên liệu bào chế vaccine Johnson & Johnson tại nhà máy ở Baltimore đã bị nhiễm bẩn. Hàng triệu liều vaccine COVID-19 được sản xuất tại cơ sở Emergent BioSolutions của Johnson & Johnson tại thành phố Baltimore của Mỹ không phù hợp để sử dụng. Giới chức Mỹ buộc phải vứt bỏ khoảng 60 triệu liều sau sự cố nói trên.

Theo hãng tin RT (Nga), Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Nam Phi (SAHPRA) đã quyết định không triển khai tiêm chủng đối với 2 triệu liều vaccine Johnson & Johnson đang được lưu trữ tại một cơ sở ở thành phố Gqeberha vì nguyên liệu sản xuất chúng đã bị ảnh hưởng bởi sự cố nhiễm bẩn tại nhà máy ở Baltimore. “Dựa trên những gì đã được FDA công bố, các lô vaccine đang được lưu trữ tại Gqeberha đã bị ảnh hưởng. Các lô vaccine này tương ứng khoảng 2 triệu liều", quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nam Phi Mmamoloko Kubayi-Ngubane nói hôm 13/6.

vac xin

 Sau sự cố nhiễm bẩn, 2 triệu liều vaccine Johnson & Johnson bị hủy bỏ tại Nam Phi

Nam Phi là quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào vắc xin Johnson & Johnson để đáp ứng mục tiêu tiêm chủng cho 2/3 trong số 60 triệu dân của nước này trong năm nay.

Nam Phi đã đặt hàng hơn 31 triệu mũi tiêm một liều. Sự cố này, có thể ảnh hưởng tới chiến lược tiêm vắc xin ngăn chặn dịch bệnh của Nam Phi.

Tính đến ngày 13/6, Nam Phi, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 ở châu Phi, đã ghi nhận khoảng 1,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 57.000 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 9/6, đất nước có số dân khoảng 58,5 triệu người này mới chỉ tiêm 183.000 liều vaccine cho người dân.

Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đang vận động từ bỏ bằng sáng chế đối với vaccine COVID-19 để cho phép tất cả quốc gia sản xuất các phiên bản chung với chi phí thấp.

"Nếu muốn cứu người và chấm dứt đại dịch, chúng ta cần mở rộng và đa dạng hóa sản xuất, đưa các sản phẩm y tế vào điều trị, chống lại và ngăn chặn đại dịch cho càng nhiều người càng tốt", Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nói tại cuộc họp với các nước G7 ở Anh hôm 13/6.

Hà Vân

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Hàng trăm y tá từ khắp California đã mặc áo sơ mi đỏ và cầm biển hiệu ghi “Hãy tin tưởng y tá, không phải AI” biểu tình bên ngoài Trung tâm Y tế San Francisco của Kaiser Permanente để phản đối việc hệ thống bệnh viện lớn sử dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc cho các bệnh nhân.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Đó là thông điệp được Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đưa ra tại buổi thăm và làm việc tại Liên hiệp các Hội khoa học và ký thuật Việt Nam (VUSTA) vào chiều ngày 23/4 vừa qua.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Viện Phát triển và Quản lý quốc tế (IMD) phối hợp Tổ chức Thành phố Thông minh bền vững thế giới (WeGO) tháng 4/2024 đã công bố bảng xếp hạng các thành phố thông minh hàng đầu thế giới năm 2024. Trong đó, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 97.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Tỉnh đoàn Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 vào sáng 23/4 tại TP Sầm Sơn.