SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Sáng ngày 9/11, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam đã chính thức được phóng tại Nhật Bản

10:55, 09/11/2021
(SHTT) - Sau nhiều lần trì hoãn vì lỗi kỹ thuật và điều kiện thời tiết, vào sáng ngày 9/11/2021, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam đã chính thức được đưa lên vũ trụ tại bãi phóng Uchinoura, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản để bắt đầu sứ mệnh không gian của mình.

Cụ thể, vào 7h55 sáng ngày 9/11/2021 (giờ Việt Nam), tên lửa Epsilon số 5 mang theo vệ tinh NanoDragon cùng 8 vệ tinh khác của Nhật Bản trong chương trình "Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2 - Innovative Satellite Technology Demonstratrion 2" đã chính thức được phóng vào vũ trụ tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản).

phong thanh cong ve tinh nanodragon

 

Như vậy, sau 3 lần trì hoãn do các điều kiện kỹ thuật và thời tiết không đảm bảo, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam đã chính thức được phóng lên không gian để thực hiện sứ mệnh.

Trước đó, vào ngày 6/11, tên lửa Epsilon số 5 đã bị hoãn phóng do có gió to trên tầng khí quyển. Lần đầu tiên ngày 1/10 đã hoãn lại trước 16 giây do sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi radar mặt đất có nhiệm vụ giám sát vị trí và tốc độ của Epsilon-5. Lần thứ 2 vào ngày 7/10 từ thông tin trong buổi Livestream trực tiếp vụ phóng đã bị huỷ bỏ vì gió trên trời không đáp ứng được các hạn chế tại thời điểm phóng.

qqq-1426

 

Vệ tinh NanoDragon dạng cubesat lớp nano, nặng 3,8kg, kích thước 3U (100 x 100 x 240,5 mm), được hoàn toàn sản xuất từ Việt Nam bởi VNSC. Đây là lộ trình nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030", được Thủ tướng phê duyệt.

Vệ tinh NanoDragon được các kỹ sư VNSC thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh NanoDragon dự kiến hoạt động trên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.

NanoDragon được thiết kế hoạt động tối thiểu 6 tháng trong quỹ đạo, nhưng theo tính toán của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thì vệ tinh có thể hoạt động đến 2 năm.

Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC. Toàn bộ cấu trúc cơ khí và mạch phân phối nguồn và một số mạch phụ trợ khác của vệ tinh cũng được tự chế tạo tại Việt Nam.

Vệ tinh này được gửi sang Nhật Bản, bàn giao hôm 17/8 để chuyển đến bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, kiểm tra các khâu cuối cùng, sẵn sàng vào bệ phóng.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.