SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Sáng chế từ trường đại học: Nhiều nhưng chưa được thương mại hóa hiệu quả

15:21, 23/05/2023
(SHTT) - Phó Cục trưởng Trần Lê Hồng nhận định, dù các trường đại học hiện nay đã có nhiều chính sách khuyến khích, tuy nhiên, nhiều sáng chế của các nhà khoa học làm việc trong môi trường này vẫn chưa được bảo hộ và khai thác hiệu quả.

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn “Bảo hộ sáng chế và hướng dẫn sử dụng phần mềm viết bản mô tả sáng chế cho thành viên Mạng lưới TISC” nhằm nâng cao kỹ năng bảo hộ sáng chế và năng lực SHTT cho các thành viên Mạng lưới TISC (Technology and Innovation Support Centers) – Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo thành lập theo sáng kiến của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) và Trường Đại học Phenikaa tổ chức, TS. Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng, Cục SHTT cho biết, trường đại học, viện nghiên cứu là nơi tập trung chủ yếu nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nhiều tài sản trí tuệ có giá trị lớn được tạo ra từ các nhà khoa học làm việc trong môi trường này.

Picture1

TS. Trần Lê Hồng – Phó Cục trưởng, Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu khai mạc tại Lớp tập huấn 

Trong nhiều năm qua, các trường đại học, viện nghiên cứu luôn có những chính sách hiệu quả động viên, khuyến khích các nhà khoa học đăng các bài báo công bố kết quả nghiên cứu khoa học và bảo hộ quyền SHTT, tuy nhiên chưa có nhiều sáng chế được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ quyền SHTT cũng như chưa được khai thác, thương mại hóa một cách hiệu quả các kết quả nghiên cứu này.

Ông Phó Cục trưởng Trần Lê Hồng nhận định, đây là một thực trạng đáng quan tâm từ phía các nhà quản lý cũng như chính các nhà khoa học bởi việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT cần phải được thực hiện đúng quy định và kịp thời thì mới có thể đảm bảo quyền lợi của các bên. 

Mới đây, phát biểu tại Toạ đàm “Kinh doanh Sản phẩm và Dịch vụ Khoa học Công nghệ Việt Nam trong bối cảnh mới” do Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Trẻ Việt Nam (VAYSE) tổ chức, PGS TS Lê Phước Minh – Chủ tịch VAYSE cũng nhận định, nước ta có lượng sản phẩm nghiên cứu không hề nhỏ. Hàng năm, chúng ta đều có vô số sản phẩm nghiên cứu mới ra đời, hàng nghìn nghìn các đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, đề tài cấp cơ sở dùng tiền ngân sách hoặc dùng tiền các chủ thầu cho, tuy nhiên, lượng công bố trên thực tế lại vô cùng nhỏ. Trên hết, hầu hết các công bố kết quả nghiên cứu khoa học cũng không được biết đến đại chúng. Điều này tạo nên sự lãng phí vô cùng lớn.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học bảo vệ thành quả nghiên cứu những năm gần đây, quy định pháp luật của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế cũng như tạo thuận lợi cho các nhà khoa học. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT từ trung ương đến địa phương cũng triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực và tư vấn cho các chủ thể có liên quan của hệ thống SHTT.

Đối với các trường đại học, viện nghiên cứu, Cục SHTT luôn đồng hành để hỗ trợ các nhà khoa học, cụ thể là trong việc triển khai thường niên các hoạt động cho Mạng lưới TISC. Cục SHTT đánh giá cao sự tham gia của các thành viên Mạng lưới TISC, những đơn vị mạnh và luôn đồng hành với các hoạt động của Mạng lưới như Trường đại học Phenikaa và hy vọng sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ hơn nữa dành cho các trường đại học, viện nghiên cứu.

Về việc làm thế nào để khai thác các sản phẩm nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn,  PGS TS Lê Phước Minh cho rằng, sản phẩm nghiên cứu khoa học và các dịch vụ nghiên cứu khoa học phải trở thành một loại hàng hóa. Hơn thế nữa, một sản phẩm, dịch vụ nghiên cứu khoa học cũng cần phải được nhiều người biết đến.

Để làm được điều này, các sản phẩm nghiên cứu được tạo ra phải đảm bảo các yếu tố như: có tính hữu dụng , tính ứng dụng vào cuộc sống. 

9917-1684310337-lh-17-05-23-22-1609

 

"Nghiên cứu khoa học cần phải phục vụ cuộc sống, không chỉ để thỏa mãn cá nhân nhà nghiên cứu khoa học, từ đó gia tăng khả năng thương mại hóa của các sản phẩm nghiên cứu khoa học", ông Lê Phước Minh khẳng định.

Ông Minh cũng nhấn mạnh rằng, các nhà khoa học Việt Nam cần phải hướng tới tương lai các sản phẩm nghiên cứu được công nhận bởi thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc, kết quả nghiên cứu phải được bán, được mua, được thương mại hóa. 

Để làm được điều này, nhà khoa học kỹ thuật thời đại mới cũng cần phải có tư duy kinh doanh để quy đổi kiến thức, nguồn lực thành giá trị tối đa và tối ưu.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Theo thông cáo báo chí, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Thiên Tân, Trung Quốc mới đây đã tạo ra một loại pin đột phá, vận hành bằng oxy cơ thể, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 6 giờ trước
(SHTT) - Công ty Honda Việt Nam đã chính thức công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR. Mục đích của đợt triệu hồi là để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm.
Khoa học Công nghệ 6 giờ trước
(SHTT) - Apple đang lên kế hoạch sử dụng Ernie Bot, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển, cho các sản phẩm và bản cập nhật sắp tới tại quốc gia này.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Công ty sản xuất pin và ô tô khổng lồ BYD của Trung Quốc đã đạt được lợi nhuận kỷ lục vào năm 2023, vượt qua Tesla của Elon Musk để trở thành hãng bán xe điện nhiều nhất thế giới.