SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Sáng chế máy nén thức ăn của thầy giáo Nguyễn Văn Chúng giúp ích cho bà con nông dân

07:51, 14/11/2020
(SHTT) - Với chi phí khoảng 9 triệu đồng, thầy Nguyễn Văn Chúng, giáo viên Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (H. Châu Thành, An Giang), đã sáng chế máy nghiền từ các phế liệu, tạo viên nén thức ăn chăn nuôi, mỗi giờ sản xuất được 100 kg.

 Vốn là một giáo viên chuyên toán ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), thế nhưng từ những phế liệu tưởng chừng như bỏ đi, thầy giáo Nguyễn Văn Chúng đã cải biến và cho ra đời chiếc máy nén thức ăn đa năng. Với chiếc máy này, chỉ vài thao tác người nuôi có thể tạo ra những viên thức ăn cho gà, vịt, heo, thậm chí là cá một cách dễ dàng.

Được biết, để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình, ngoài giờ lên lớp, thầy tận dụng mảnh đất phía sau nhà nuôi gà và heo rừng. Nhưng do thức ăn chăn nuôi luôn tăng giá trong khi giá bán gia cầm, gia súc liên tục giảm, lợi nhuận không nhiều, khiến thầy trăn trở tìm cách hạ chi phí sản xuất.

sang che 1

 Sáng chế máy nén thức ăn của thầy giáo Nguyễn Văn Chúng giúp ích cho bà con nông dân

Đầu năm 2017, thầy Chúng bắt đầu tìm hiểu thông tin từ sách báo và mạng xã hội. Tình cờ xem được video của một người Nga chế tạo máy nén cỏ và nén mùn cưa để làm củi đốt, thầy Chúng nảy ra ý tưởng tạo máy nén thức ăn chăn nuôi. Sau khi lên ý tưởng, thầy tìm mua thiết bị và sắt phế liệu rồi mày mò, chế tạo thành chiếc máy nén viên. Tuy nhiên, khi máy hoàn thiện thì không nén được thành viên, năng suất không cao. Sau đó, thầy Chúng tiếp tục cải tiến các bộ phận bên trong và loại bỏ bớt phần hộp số. Nhờ miệt mài nghiên cứu và khắc phục, cuối cùng chiếc máy đã hoàn thiện với chi phí chỉ khoảng 9 triệu đồng.

Thức ăn cũng được thầy Chúng nghiên cứu phối trộn sao cho cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhất cho đàn gà. “Thức ăn được tôi trộn lúa, bắp, cám gạo, xác tàu hũ cùng với loại lá thuốc để gà ăn đầy đủ dưỡng chất, hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, nông dân có thể bắt ốc bươu vàng hoặc tận dụng đầu cá, cá tạp để tạo ra viên nén từ máy nén viên này. Có thể trộn thêm vitamin hay thuốc ngừa bệnh tùy theo ý muốn”, thầy Chúng nói.

Ưu điểm của chiếc máy là có thể xay, nghiền, nén hai loại thức ăn lớn, nhỏ, giảm chi phí mua thức ăn, kiểm soát được nguyên liệu và chất lượng thức ăn. Ngoài ra, máy hoạt động rất nhanh, viên nén đẹp và đồng đều kích cỡ. “Nếu mặt ram lỗ nhỏ, một giờ máy có thể chạy ra 60 kg thức ăn viên. Nếu tôi thay mặt ram lỗ lớn hơn, một giờ có thể sản xuất ra 100 kg thức ăn viên thành phẩm. Nếu cho cá ăn thì thay mặt ram lỗ nhỏ hơn, mỗi giờ có thể sản xuất ra 40 kg thức ăn”, thầy Chúng cho biết.

Chiếc máy có tính năng ưu việt được nhiều người chăn nuôi ở nông thôn ưa chuộng, bởi thành phẩm thức ăn tạo ra đầy đủ chất dinh dưỡng, kích thích vật nuôi phát triển nhanh chóng.

Hải Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.