SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 09/12/2024
  • Click để copy

Sản xuất hàng giả thu siêu lợi nhuận khiến chế tài không hiệu quả

10:00, 10/12/2022
Sản xuất, buôn bán hàng giả có thể đem lại siêu lợi nhuận, vì thế người vi phạm bất chấp quy định của pháp luật, trong khi các cơ quan đưa ra chế tài chưa đủ sức răn đe.

Tại hội thảo "Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng chống hàng giả", các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng cần tăng mức xử phạt với hành vi làm hàng giả, hàng nhái.

IMG_8807

 Ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại TP.HCM - cho rằng hiện xử phạt vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ còn nhẹ.  

Về chế tài liên quan đến sở hữu trí tuệ (SHTT) trên không gian mạng, ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại TP.HCM - cho biết hiện nay việc xử lý trên không gian mạng cũng giống như xử lý trong môi trường thực tế. Các hành vi vi phạm được xử lý theo mức độ hành chính, hình sự và dân sự. Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính vẫn còn nhẹ, chẳng hạn xử phạt đối với cá nhân vi phạm là 250 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 500 triệu đồng – đây là một con số cực kỳ nhỏ.

"Một chai rượu giả nhãn hiệu được bán đến 180 triệu đồng, thậm chí có các mặt hàng lên đến hàng tỷ đồng. Như vậy, việc xử phạt 250 triệu đồng có thật sự đủ sức răn đe hay không? Chưa kể, thực tế số tiền xử phạt hành chính sẽ nộp về ngân sách Nhà nước chứ không phải bồi thường cho người bị xâm phạm", ông Khuê nêu lên vấn đề.

Theo ông Khuê ở đâu có những mặt hàng thương hiệu, có uy tín, có giá trị lớn thì lập tức ở đó sẽ có hàng giả, hàng nhái và hàng xâm phạm SHTT. 

Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam - cũng cho biết thêm bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử tại Việt Nam, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên internet lại trở thành vấn đề nhức nhối. Hàng giả, hàng nhái có nhiều phương thức như làm website giả, quảng cáo hàng trên internet thì đẹp nhưng khi đến tay người tiêu dùng thì khác. Chính điều này đặt ra trách nhiệm của nhà trung gian bán hàng. 

IMG_8816

 Ông Nguyễn Ngọc Tý - Giám đốc điều hành công ty TNHH Thời trang Nón Sơn - cho rằng không thể đổ lỗi cho người tiêu dùng về việc sử dụng hàng giả, hàng nhái, chúng ta phải đưa ra biện pháp hỗ trợ cho người dân.

Ông Nguyễn Ngọc Tý - Giám đốc điều hành công ty TNHH Thời trang Nón Sơn - cho biết Nón Sơn được thành lập 26 năm và luôn đồng hành cùng các cơ quan thực thi pháp luật trong vấn đề chống hàng giả, hàng nhái. Hiện nay, việc bán hàng giả trên các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội là một vấn đề rất nhức nhối. Các sàn thương mại điện tử bán một gian hàng thật, nhưng song song đó cũng có thêm một gian hàng giả.

Theo ông Tý cần có một chế tài xử phạt hành chính mạnh hơn để răn đe các đối tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái. "Những người làm hàng giả hàng nhái thu siêu lợi nhuận, họ làm giả nhưng ăn thật. Hàng thì kém chất lượng, không đảm bảo nhưng bán ra cho người tiêu dùng thì lấy tiền thật. Nhà nước cần tăng mức xử lý thật cao, có thể rút giấy phép, cưỡng chế đối với các hành vi làm hàng giả", ông Tý bức xúc nêu lên vấn đề tài hội thảo.

Ngoài ra, ông Tý cũng đặt ra câu hỏi: "Tại sao một đơn vị làm hàng giả đóng ngay trên địa bàn có đầy đủ máy móc, trang thiết bị, có hàng ngàn công nhân mà lại không ai biết? Như vậy là thiếu trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật?"

IMG_8790

 Nón Sơn là mặt hàng được làm giả rất nhiều trong thời gian gần đây. 

Ông Trần Văn Dũng – Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT), Tổng Cục QLTT cho biết những năm vừa qua cơ quan chức năng chống hàng giả đã tiến hành kiểm tra xử lý nhiều vụ vi phạm. Gần như tất cả mặt hàng bán chạy trên thị trường đều bị làm giả, phổ biến nhất hiện nay là quần áo, giày dép, mắt kính, đồng hồ, các loại mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc,… Vào dịp lễ Tết, những tháng cuối năm, tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại lại tăng lên.

Đối với hành vi vi phạm hàng giả trên môi trường mạng xã hội, theo ông Dũng thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng vi phạm lợi dụng việc không tiếp xúc giữa người mua và người bán để kinh doanh hàng giả. Người mua cũng không được tiếp xúc trực tiếp với mặt hàng, khi người bán đưa hình ảnh lên website, hàng rất đẹp, nhưng khi mua thì hàng giao đến lại là hàng giả. Chính điều này khiến việc kiểm tra phát hiện hàng giả mất rất nhiều thời gian và công sức. 

Theo ông Lê Huy Anh - Trưởng phòng thực thi và Giải quyết khiếu nại Cục SHTT - các doanh nghiệp cần có ý thức chủ động bảo vệ tài sản trí tuệ của mình như các loại tài sản khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần thường xuyên tra cứu cơ sở dữ liệu sở hữu công nghiệp để kịp thời ngăn chặn các hành vi xác lập quyền có khả năng xung đột với quyền SHTT đã xác lập trước đó. 

Võ Liên

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Đội trưởng Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã xử phạt 03 trường hợp kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ tổng cộng 18 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Lực lượng chức năng Hòa Bình vừa phát hiện, xử lý kịp thời xe tải chở 750kg nội tạng động vật bốc mùi hôi thối đang trên đường đưa đến các nhà hàng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới đây đã phát đi thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc đối với sản phẩm Sữa rửa mặt nghệ Nano Neocleanser do Công ty TNHH La Beauté chịu trách nhiệm đưa ra thị trường. Nguyên nhân do mẫu thử không đảm bảo yêu cầu về chất lượng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Bột ngọt "trộn" không được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam và làm từ nguyên liệu tự nhiên trong nước, mà được phối trộn từ nhiều loại bột ngọt khác nhau. Vì vậy, vào cao điểm mua sắm cuối năm, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn sản phẩm mình mong muốn.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Nhà sản xuất điện tử tiêu dùng Anker vừa thông báo thu hồi một loạt loa không dây Bluetooth Soundcore và PowerConf do sự cố cháy nổ.
. ..