SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Saint Laurent và Chanel chung tay chống đạo nhái thời trang

14:42, 14/02/2022
(SHTT) - Saint Laurent và Chanel là 2 ông lớn trong làng thời trang thế giới và từng có nhiều màn đụng độ về bản quyền. Tuy nhiên mới đây 2 thương hiệu này đã cùng hợp tác để chống đạo nhái.

Vào năm 2021, chủ tịch Bruno Pavlovsky của Chanel đã từng chỉ trích Saint Laurent đạo nhái.

Cụ thể, rrong BST Thu Đông 2021 của Saint Laurent, người mẫu diện đồ được mệnh danh là "con cừu đen Paris" thả rông, tự tin sải bước trên những cao nguyên mênh mang trong những thiết kế mới nhất. Tuy nhiên giới mộ điệu nhanh chóng soi ra những thiết kế áo tweed mới của hãng nhìn y hệt người "hàng xóm" Chanel.

Và chính ông Bruno Pavlovsky, chủ tịch mảng thời trang của Chanel, không ngại nói thẳng rằng Saint Laurent 'ký sinh' vào Chanel.

"Thật đáng buồn khi thấy một thương hiệu như vậy lại ký sinh vào nhà mốt khác. Saint Laurent là một thương hiệu lộng lẫy. Tôi nghĩ thật đáng xấu hổ khi không tự viết nên lịch sử của mình và phải sao chép từ người khác. Nhưng khách hàng sẽ không bị lừa. Khách hàng sẽ quyết định thương hiệu nào làm ra chiếc áo khoác vải tweed đẹp nhất. Tôi không quá lo lắng", Bruno Pavlovsky chia sẻ với WWD trong cuộc phỏng vấn mới đây.

chanel

 

Đây được coi là một scandals vô tiền khoáng hậu trong lịch sử thời trang cao cấp và trở thành vết nhơ đối với nhà mốt 60 tuổi.

Tuy nhiên mới đây cả hai thương hiệu hàng đầu thế giới lại cùng hợp tác để tung ra một quảng cáo có nội dung chống lại nạn đạo nhái trong thời trang. 

“Các hãng thời trang của Pháp là yếu tố thiết yếu trong di sản của đất nước. Sự sáng tạo của họ, nét savoir-faire và khả năng truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới của ngành công nghiệp này đã góp phần tạo ra ảnh hưởng trên toàn cầu”, hai thương hiệu chia sẻ trong một quảng cáo đăng trên WWD. 

“Chúng ta phải bảo vệ sự sáng tạo và tay nghề kĩ thuật của các nghệ nhân khỏi những công ty ký sinh có mô hình kinh doanh phụ thuộc vào đạo nhái và hàng giả.” 

“Chanel và Saint Laurent cùng có một lịch sử lâu đời trong mối quan hệ đồng nghiệp, đồng thời liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo vệ sự sáng tạo của thời trang trước mọi nỗ lực từ các tác nhân làm suy yếu hoặc làm loãng giá trị của các sáng tạo cao cấp.”

Tuyên bố này khiến giới quan sát ngạc nhiên, một số người còn tự hỏi liệu đây có phải là một phần của sáng kiến mới trên toàn ngành hay không. Trong khi đó, Chanel cho biết thương hiệu ra tuyên bố như vậy và không nhắm vào bất kỳ công ty nào riêng biệt. Công ty cũng từ chối xác nhận hay phủ nhận điều này có liên quan đến bất kỳ hoạt động pháp lý nào không.

Trên thực tế, về phương diện pháp luật, ngoài châu Âu thì hầu hết ở mọi nơi trên thế giới kể cả Mỹ, thời trang không được pháp luật bảo vệ như với các ngành sáng tạo khác (văn học, điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật…) bởi thời trang được xem là một ngành công nghiệp sản xuất hơn là sáng tạo và quần áo có chức năng chính là bảo vệ cơ thể và làm đẹp vì thế không cần bảo hộ bản quyền.

Chính nhờ “lỗ hổng” pháp lý này mà hàng giả/nhái (counterfeit/replica) là vi phạm pháp luật trong khi knockoffs thì không. Với hàng giả/nhái, luật thi hành không chỉ áp dụng lên cơ sở sản xuất, phân phối hàng giả/nhái mà còn với cả khách hàng ở một số nước như Pháp và Ý bởi vì pháp luật nói chung mặc nhiên cho rằng người tiêu dùng hoàn toàn “vô tội” và không biết mình mua phải hàng giả nhưng trên thực tế, có một bộ phận đông đảo khách hàng chủ động tìm mua hàng giả/nhái của các thương hiệu cao cấp. Trong khi đó, các sản phẩm knockoff không vi phạm luật sở hữu trí tuệ bởi chúng không sao chép logo, tên thương hiệu, họa tiết đã đăng ký bản quyền của các thương hiệu thời trang “đã truyền cảm hứng” lên chúng. 

Có một ranh giới mập mờ giữa hàng giả/nhái và knockoff, giữa nguyên bản và sao chép vì cho đến nay, các thương hiệu thời trang chỉ có thể đăng ký “trademark” độc quyền đối với logo, tên thương hiệu, họa tiết, ký hiệu, mẫu vẽ… còn những phần mang tính chức năng như áo, quần, đế giày, mũi giày,… thì không thể đăng ký bảo hộ bản quyền trừ phi kiểu dáng của chúng thực sự rất khác biệt, không giống bất kỳ mẫu đã có sẵn nào và nhìn vào là nhận ra ngay. Khi đó, việc đăng ký bảo hộ bản quyền cho thiết kế hoàn toàn có thể thực hiện nhưng vẫn sẽ rất tốn thời gian, công sức và cả tiền bạc.

Vân Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.P.Đ về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Adidas hiện đang phải đối mặt với sự thẩm vấn gay gắt của tòa phúc thẩm Hoa Kỳ trong nỗ lực khôi phục vụ kiện tuyên bố hãng thời trang Thom Browne đã xâm phạm nhãn hiệu ba sọc mang tính biểu tượng của công ty.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đối với ông Lê Tiến M. về hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và buộc tiêu hủy lô hàng gần 7 tấn Chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin cảnh báo về việc phát hiện chất cấm Sibutramin trong sản phẩm giảm cân Detox Táo.
Liên kết hữu ích