SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Sai phạm trong cấp phép XD tại TPHCM: Kỳ 3 - Những khuất tất tiêu cực cần  được phanh phui

11:07, 02/09/2018
(SHTT) - Sau ngày 28/8/2018, UBND Q1–TPHCM tổ chức kiểm điểm các cá nhân sai phạm. Là sai phạm lớn như vậy, nhưng UBND Q1 kết luận "những vi phạm trên chưa đủ cơ sở xác định hiện tượng tiêu cực, tham nhũng…", trong một kết luận thanh tra “Về phòng, chống tham nhũng liên quan đến công tác CPXD tại Phòng QLĐT Q1”.

Điều này làm cho người dân nghi ngờ về công tác đấu tranh chống tham nhũng, theo chỉ đạo của UBND TPHCM trong nhiệm vụ tổ chức nghiêm túc việc học tập, quán triệt, thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý công chức, viên chức, người lao động.

Phá vỡ quy hoạch

 Từ năm 2005, UBND TP đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc xây dựng quy hoạch khu đô thị quận 1, quận 3, khu vực Tân Cảng, cảng Sài Gòn đến khu vực cầu Tân Thuận… tổng cộng khoảng  930ha. Năm 2007, thành phố tổ chức cuộc thi quốc tế “Ý tưởng thiết kế đô thị cho khu trung tâm hiện hữu mở rộng của TP.HCM”. Sau đó, phương án đoạt giải nhất của công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) đã được UBND TP.HCM chọn để triển khai thành đồ án quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TP.HCM.

 Trên cơ sở đồ án quy hoạch chi tiết của các nhà thiết kế, quy hoạch đô thị Nhật Bản, UBND TP.HCM phê duyệt đồ án 930ha và ban hành Quyết định số 3457/QĐ-UBND về Quy chế quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị khu trung tâm hiện hữu. Năm 2012, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu trung tâm hiện hữu TP.HCM 930ha đã được UBND TP.HCM chính thức phê duyệt.

 Mục tiêu cơ bản của đồ án là cải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị trên cơ sở bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử và khẳng định bản sắc của một trung tâm đô thị bên sông nước. Tầm nhìn đó phản ánh được tương quan cân bằng động cho cả hai nhu cầu bảo tồn và phát triển. Đó là điểm tựa cho một quá trình phát triển tiếp nối, không xoá bỏ không gian di sản, nhưng cũng không đóng băng cuộc sống đô thị trong không gian di sản “bị bảo vệ” bằng phương thức bảo tàng hoá.

A 1

 GS TS Nguyễn Trọng Hòa

GS-TS Nguyễn Trọng Hòa, chuyên gia cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nguyên giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM cho biết, Quy chế 930ha được xây dựng bài bản, chặt chẽ, như một cẩm nang về quản lý xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về đô thị phát triển bền vững với các yếu tố cơ bản về mỹ quan đô thị, giao thông, môi trường…

 GS TS Nguyễn Trọng Hòa cho rằng: Nhiều công trình tại quận 1 được xây dựng sai Quy chế quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị khu trung tâm hiện hữu TP.HCM. Việc CPXD sai trái là hết sức bất cập, thậm chí cố tình làm sai quy hoạch vì nhiều nguyên nhân. Nhà đầu tư luôn muốn xây cao, rộng, trong khi đơn vị thẩm định, cấp phép lại “cho qua”, thiếu trách nhiệm trong việc tuân thủ quy hoạch, không loại trừ chung chi, lợi ích nhóm.

Thêm nhiều hệ lụy

A 2

 Đặc biệt công trình số 33 Phùng Khắc Khoan được cấp GPXD là nhà văn phòng có tổng vốn đầu tư hơn 18 tỉ đồng, trong khi thẩm quyền cấp GPXD cho công trình có tổng vốn đầu tư trên 15 tỉ đồng thuộc sở Xây dựng TP HCM.

  Theo thông tin chúng tôi có được, phương pháp luận tính toán các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc của đồ án quy hoạch (theo Quy chế 930 ha đã được phê duyệt) xuất phát từ phân tích năng lực giao thông. Từ kết quả đó, xác định hệ số sử dụng đất ( HSSDĐ) phù hợp cho từng phân khu quy hoạch và từng ô phố. Từ quy trình này, đồ án đã khống chế HSSSĐ toàn khu trung tâm hiện hữu ở mức không vượt quá 4,0. Phân khu phát triển cao là khu lõi trung tâm thương mại tài chính (CBD) có hệ số 5,0. Phân khu thấp tầng có hệ số thấp nhất, không vượt quá 2,5.

 HSSDĐ và chiều cao công trình là những nội dung quan trọng nhất trong các chỉ tiêu quy hoạch – kiến trúc, vì nó ảnh hưởng đến hình dáng đường chân trời và mật độ các phân khu đô thị trong tương lai. Việc đề xuất được chỉ tiêu rõ ràng cho từng ô phố là điều kiện tiên quyết để có thể kiểm soát được mức độ phát triển phù hợp với nguyên tắc quy hoạch. Do vậy, việc lãnh đạo UBND quận 1 qua sự tham mưu của các cán bộ Phòng QLĐT, đã CPXD vượt HSSDĐ, tức tăng mật độ dân cư sẽ dẫn đến tắc đường là chuyện không thể tránh khỏi. Chưa kể, nhiều công trình xây dựng vượt quy định sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác như tạo áp lực lên hạ tầng giao thông đô thị, không đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ, gây ô nhiễm môi trường...

Như vậy, nếu không chấn chỉnh được tình trạng CPXD sai quy định sẽ phá vỡ quy hoạch và không thể nào giải quyết được nạn kẹt xe, tình trạng ngập nước, ô nhiễm môi trường… thậm chí, vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhóm PVĐT

Tin khác

Pháp luật 8 giờ trước
(SHTT) - Lợi dụng dịp cao điểm quyết toán thuế, nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng hình thức giả mạo cán bộ thuế , cơ quan thuế để thực hiện hành vi chiếm đoạn tài sản.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo tham gia đầu tư tiền ảo.
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...
Pháp luật 5 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng tâm lý tiếc của của nạn nhân, tội phạm mạng thời gian gần đây đã tạo những nội dung giả mạo Cục An ninh mạng hoặc cơ quan chức năng hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo trực tuyến.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Bloomberg, một thẩm phán tại San Francisco đã đưa ra phán quyết Apple phải đối diện với một vụ kiện tố cáo công ty về sự cẩu thả trong việc đối phó với nguy cơ theo dõi tiềm ẩn do các thiết bị AirTag gây ra.