SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Sacombank cảnh báo hình thức mạo danh ngân hàng rút tiền từ thẻ tín dụng

17:01, 12/08/2022
(SHTT) - Ngày 12/8/2022, Sacombank đồng loạt gửi tới khách hàng thông tin cảnh báo về việc xuất hiện hình thức giả mạo nhân viên ngân hàng này để mời chào khách hàng sử dụng dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hoặc chuyển đổi trả góp giao dịch với lãi xuất thấp sau đó lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, thông tin từ Ngân hàng Sacombank cho biết, các đối tượng lựa đảo theo hình thức này thường sử dụng SIM rác điện thoại, nhắn tin cho Khách hàng (KH) kèm với lời giới thiệu là nhân viên Sacombank để mời chào KH sử dụng dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hoặc chuyển đổi trả góp giao dịch với lãi suất thấp.

Sau khi KH đồng ý, các đối tượng này sẽ yêu cầu KH cung cấp thông tin thẻ tín dụng như hình ảnh 2 mặt thẻ hoặc số thẻ, CVV và mã xác thực OTP.

Tiếp tới, những đối tượng này sẽ tiến hành thực hiện giao dịch trực tuyến bằng thẻ tín dụng với thông tin KH vừa cung cấp và chuyển tiền cho KH, tuy nhiên, số tiền này lại không đúng theo thỏa thuận hoặc không chuyển tiền lại để chiếm đoạt tiền.

sacombank canh bao lua dao

Một trong những hình thức giả mạo ngân hàng Sacombank lừa đảo khách hàng được ghi nhận trong thời gian gần đây 

Để phòng tránh thủ đoạn lừa đảo này, Sacombank khuyến nghị KH tuyệt đối không cung cấp mã xác thực OTP/ số thẻ/ số CVV cho bất kỳ ai kể cả nhân viên Ngân hàng. Sacombank cũng cho biết, hiện tại, ngân hàng không cung cấp dịch vụ rút tiền mặt qua bất kỳ kênh giao dịch hay đơn vị nào khác ngoài giao dịch rút tiền ATM hoặc máy POS tại CN/PGD của Sacombank.

Bên cạnh đó, các khách hàng cũng không nên cung cấp các thông tin cá nhân như số và ảnh chụp CMND/CCCD/Hộ chiếu... cho bất kỳ ai, đồng thời, không truy cập vào các đường link website hoặc thực hiện các yêu cầu soạn tin nhắn theo cú pháp không đáng tin cậy để tránh bị kẻ gian lợi dụng.

Nếu nhận được liên lạc từ số điện thoại cần tuyệt đối cẩn trọng.

Khi thực hiện các giao dịch, KH cần xác minh tư vấn với ngân hàng Sacombak trước khi sử dụng các dịch vụ được giới thiệu.

Trong trường hợp nghi ngờ bị lộ thông tin, KH liên hệ trung tâm dịch vụ khách hàng Sacombank 24/7 theo hotline 1800 5858 88 để được hỗ trợ khóa thẻ lập tức.

Hoặc có thể chủ động thực hiện khóa thẻ thông qua SMS: 8149 cú pháp: THE KHOA . Ngoài ra, nếu sử dụng ứng dụng Sacombank Pay/eBanking KH cũng có thể liên lạc tới hotline: 1800 5858 88 hoặc tới CN/PGD gần nhất để được hỗ trợ.

sacombank canh bao lua dao 2

 

Được biết, vào đầu tháng 7/2022, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt giữ hai đối tượng sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Lê Văn Dinh (SN 1996) và Lê Quý Cường (SN 2003) cùng ở xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Bằng cách mạo danh ngân hàng, hai đối tượng trên đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 70 người với số tiền trên 600 triệu đồng.

Cụ thể, các đối tượng đã lập một website giả mạo giao diện trang web chính thức của ngân hàng Sacombank, trên đó đăng tải thông tin về việc vay vốn online. Trang web giả mạo này được các đối tượng quảng cáo khá rầm rộ trên mạng xã hội cũng như hội nhóm về tài chính.

Khi người có nhu cầu vay liên hệ, thông qua Zalo, các đối tượng yêu cầu gửi ảnh nhận dạng khuôn mặt, cung cấp thông tin cá nhân gồm: CMND hoặc CCCD, sổ hộ khẩu để lập hợp đồng vay vốn. Bên cạnh đó, các đối tượng còn “bịa” ra nhiều lý do để người cần vay chuyển tiền vào tài khoản của chúng như: phí hồ sơ từ 3 - 5% trên tổng số tiền được vay, nộp thuế GTGT, bảo hiểm, nộp trước tiền lãi từ 2 - 4 tháng để chứng minh khả năng tài chính… Sau khi thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng không giải ngân mà chiếm đoạt khoản tiền này.

Theo một báo cáo mới đây của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), trong năm 2022, cơ quan này đã ghi nhận được số lượng phản ánh tăng đột biến về việc giả mạo hệ thống các ngân hàng đề nghị hỗ trợ người dùng rút tiền mặt qua thẻ tín dụng với lãi suất 0% hoặc lãi suất thấp.

Theo đó, kẻ lừa đã đảo gọi điện, nhắn tin mời chào người dân sử dụng dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, với tiêu chí dễ dàng đáo hạn hằng tháng hoặc chuyển trả góp với lãi suất thấp. 

Khi người dùng có dấu hiệu mắc bẫy, các đối tượng sẽ yêu cầu gửi thông tin của thẻ tín dụng vật lý có bao gồm số thẻ và mã CVV, ảnh CMND/CCCD và mã OTP gửi đến điện thoại. Ở thời điểm này, gần như toàn bộ các website thương mại điện tử ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều cho phép người dùng sử dụng mã CVV của thẻ tín dụng để thanh toán online nên kẻ gian chỉ cần mã này cùng họ tên chủ thẻ, mã số thẻ và thời gian hiệu lực của thẻ là có thể thực hiện các giao dịch bất chính.

Các chiêu trò mạo danh tổ chức tài chính, ngân hàng để lừa đảo không chỉ dừng lại ở việc tổ chức bởi các cá nhân đơn lẻ mà còn có những cuộc diễn ra với quy mô lớn cùng nhiều thủ đoạn cao cấp. Thông tin mới đây từ công ty an ninh mạng Group-IB (Singapore) đã chỉ ra, từ tháng 5/2019 đến tháng 6/2022 đã có cả một chiến dịch lừa đảo ngắm vào người dùng của các ngân hàng và tổ chức tài chính ở Việt Nam. Chỉ tính từ 20221 đến nay, ước tính khoảng 7.800 người dùng có nguy cơ trở thành nạn nhân của hệ thống website này.

Thủ đoạn được chiến dịch lừa đảo quy mô lớn trên cũng không có gì mới khi sử dụng tin nhắn SMS,  Telegram, WhatsApp và Facebook để dụ người dùng được tặng quà với giá trị lớn, để nhận được phải cung cấp thông tin ngân hàng cũng như mã OTP gửi về điện thoại. Khi có được các thông tin trên, kẻ gian không chỉ chiếm đoạt được tiền của nạn nhân mà qua đó thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân (tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, số điện thoại, ngày sinh và nghề nghiệp), từ đó thực hiện các vụ lừa đảo khác.

Hải An

Tin khác

Pháp luật 7 giờ trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.