SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Sách giáo khoa Ngữ văn 8 nhầm lẫn bản quyền tác giả

14:58, 14/09/2020
(SHTT) - Sách giáo khoa Ngữ văn 8 do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành đã chuyển bản quyền bài thơ “Tết quê bà” của nhà thơ Đoàn Văn Cừ sang đứng tên Anh Thơ. Điều này là một sự nhầm lẫn vi phạm bản quyền tác giả.

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 tập 1 (tái bản lần thứ 16) do Nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành năm 2019 là một trong những cuốn sách được đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình giáo dục hiện nay. Thế nhưng cuốn sách này đã có sự nhầm lẫn trong quá trình biên soạn.

Cụ thể ở bài “Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ” (từ trang 164 đến trang 167), ở phần hướng dẫn đọc tham khảo thể thơ 7 chữ 8 câu (trang 165) sách này in ba bài thơ gồm Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Đi (Tố Hữu), Tết quê bà (Anh Thơ). Đây là một sự nhầm lẫn vi phạm bản quyền tác giả vì 'cha đẻ' của Tết quê bà là nhà thơ Đoàn Văn Cừ.

Thông tin trên sách ghi rõ sách Ngữ văn lớp 8 tập 1 do Giáo sư Nguyễn Khắc Phi làm Tổng chủ biên, ngoài ra còn có 11 thành viên khác chịu trách nhiệm biên tập các phần của cuốn sách.

Được biết cuốn sách Ngữ văn lớp 8 tập 1 được đưa vào giảng dạy từ năm 2004 đến nay và qua 11 lần tái bản, thế nhưng việc ghi nhầm tên Đoàn Văn Cừ thành Anh Thơ đến nay vẫn chưa được phát hiện chỉnh sửa.

tet que ba 1

 Sách giáo khoa Ngữ văn 8 nhầm lẫn bản quyền tác giả

Đươc biết, Tết quê bà được nhà thơ Đoàn Văn Cừ sáng tác vào khoảng năm 1941. Bài thơ này sau đó được đưa vào tuyển tập Thôn ca xuất bản lần đầu tiên vào năm 1944. Thôn ca cũng là tập thơ tiêu biểu của nhà thơ Đoàn Văn Cừ. Tuyển tập này sau đó cũng được NXB Hội Nhà văn in lại và phát hành vào năm 2013 gồm 52 bài thơ được chia làm 4 phần gồm Sau lũy tre, Mùa xuân, Chuyện làng. Bài Tết quê bà của Đoàn Văn Cừ nằm trong phần Mùa xuân gồm 10 bài thơ chủ đề xuân và ngày tết ở thôn quê.

Nhà thơ Đoàn Văn Cừ (1913-2004) là một nhà thơ có phong cách đặc sắc viết về nông thôn. Làng quê Bắc bộ đã trở thành một phần ký ức lấp lánh trong tâm trí nhiều thế hệ người Việt Nam, nhờ những vần thơ của nhà thơ Đoàn Văn Cừ. Trong cuốn sách “Thi nhân Việt Nam 1932-1941”, Hoài Thanh và Hoài Chân đánh giá về nhà thơ "thôn ca" bằng sự trọng thị: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ”.

Hải Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.